Van bướm 2 chiều | Van bướm chặn 1 chiều | Van chặn

Van bướm 2 chiều

Van bướm hai chiều là gì?

Van bướm 2 chiều thực chất là van bướm, tiếng Anh là Buttefly valve là loại van dùng để đóng mở hoặc điều tiết dòng chảy lưu chất đi qua van theo 2 chiều. Có nghĩa là lưu chất có thể đi ra hoặc đi vào theo cả 2 hướng. Đĩa van được chế tạo dạng hình cánh bướm với cơ cấu đóng mở bằng cách xoay đĩa van 1 góc 90 độ.

Ưu điểm của van bướm 2 chiều đó là thiết kế, vận hành đơn giản, dễ dàng, giá thành rẻ, bộ điều khiển đa dạng. Có thể là dạng thủ công bằng tay quay, tay gạt hoặc tự động bằng bộ điều khiển điện, điều khiển khí nén. Kiểu dáng lắp đặt wafer, mặt bích hoặc dạng tai bích…. đảm bảo phù hợp với mọi vị trí có nhu cầu lắp đặt khác nhau.

Hiện nay, van bướm 2 chiều được ứng dụng nhiều ở các khu công nghiệp, xí nghiệp hay nhà máy để dẫn các loại lưu chất lỏng, hơi hoặc khí. Đặc biệt, trong các hệ thống yêu cầu khả năng an toàn cao vì đây là thành phần thiết yếu vì giúp ngăn dòng chảy lưu chất tức thì trong các trường hợp khẩn cấp.

Van bướm hai chiều dạng tay quay
Van bướm hai chiều dạng tay quay
Van bướm 2 chiều nhựa tay gạt Trung Quốc
Van bướm 2 chiều nhựa tay gạt Trung Quốc
Van bướm 2 chiều tay gạt DN150
Van bướm 2 chiều tay gạt DN150

Cách nhận biết van bướm 2 chiều

Về cách nhận biết van bướm 2 chiều, như đã giới thiệu từ đầu dựa vào chức năng có thể nhận biết được dòng van này sẽ cho phép lưu chất đi từ 2 hướng ra/vào. Khác với loại van bướm 1 chiều, thực ra đó là van 1 chiều dạng cánh bướm khi vận hành chỉ cho phép lưu chất đi từ một hướng nhất định và chặn lưu chất đi ngược lại.  Do phần đĩa van cũng có dạng cánh bướm nên mới có tên gọi van bướm 1 chiều.

Về cấu tạo van bướm 2 chiều sẽ được thiết kế khá đa dạng về kiểu vận hành: tay quay, tay gạt, điều khiển điện, khí nén. Phần trục van sẽ được cố định với phần điều khiển để nhận lực tác động và điều khiển đĩa van đóng mở. Còn van bướm 1 chiều chỉ có nắp đậy kín ở phía trên giúp bảo vệ các bộ phận bên trong và ngăn tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, về cơ chế vận hành loại van bướm 2 chiều khi có sự tác động từ bộ điều khiển xuống trục van. Trục van sẽ truyền chuyển động tịnh tiến xuống đĩa van làm cho đĩa van đóng mở. Còn van bướm 1 chiều sẽ hoạt động dựa trên áp lực của dòng chảy, khi có áp lực thì đĩa van sẽ mở cho phép lưu chất đi qua, khi áp lực bằng 0 thì đĩa van sẽ đóng lại.

Để dễ hình dung hơn mời quý khách quan sát hình ảnh van bướm 1 chiều dưới đây:

Van 1 chiều cánh bướm DN50 DN65 DN80 DN100 DN125 DN150 DN200 DN250 DN300

Ưu, nhược điểm của van bướm 2 chiều

Ưu điểm:

  • Thiết kế đơn giản, tiện lợi cho quá trình lắp đặt, vận chuyển hoặc bảo dưỡng, bảo trì, thay thế về sau.
  • Kích cỡ đa dạng từ nhỏ đến lớn đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu lắp đặt của khách hàng.
  • Kiểu dáng kết nối dạng lắp bích hoặc wafer, lug phù hợp với mọi vị trí cần lắp đặt có diện tích, kich thước khác nhau.
  • Chất liệu chế tạo: inox, nhựa, thép, gang… có đặc tính chịu bền, chịu nhiệt, làm việc tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc ngoài trời.
  • Vận hành đơn giản với bộ điều khiển được thiết kế đa dạng: tay quay, tay gạt, điều khiển điện hoặc điều khiển khí nén.
  • Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống, công trình: nước sạch, nước thải, hơi nóng, khí nén…

Nhược điểm:

  • Gây cản dòng, giảm lưu lượng dòng chảy khi ở trạng thái mở hoàn toàn.

Ứng dụng của van bướm 2 chiều

Với chức năng đóng, mở cho phép lưu chất đi theo 2 chiều ra/vào, hiện nay van bướm 2 chiều được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể:

  • Trong hệ thống cấp thoát nước sạch nên dùng loại van chất liệu gang để đảm bảo an toàn, còn xử lý nước thải nên dùng chất liệu inox chống ăn mòn.
  • Trong môi trường hơi nóng, dầu nóng có áp lực, nhiệt độ cao nên dùng van bướm 2 chiều chất liệu thép.
  • Trong hệ thống nhà máy sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược phẩm hoặc môi trường hóa chất có tính ăn mòn như axit, bazo… nên dùng loại chất liệu nhựa.
  • Trong hệ thống tàu thủy, cụ thể được lắp đặt trong hệ thống cứu hỏa hoặc cung cấp dầu nhiên liệu, xử lý nước thải cho boong tàu….
  • Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ yếu được lắp đặt trong phòng bơm nơi bơm hoạt động dẫn nước đi các tầng hoặc hộp kỹ thuật tại các tòa nhà chung cư.
  • Trong ngành lọc hóa dầu và các sản phẩm liên quan đến dầu.
  • Trong sản xuất xi măng hoặc các ngành bột, giấy…

>>> Xem Thêm: Van bướm tay quay

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *