Tìm hiểu van bướm
Định nghĩa
Van bướm là loại van được sử dụng để điều tiết lưu lượng (chất lỏng, khí nén, hơi nóng lanh) chức năng đóng và mở tại vị trí cửa van cho phép các lưu chất đi qua van nhiều hoặc ít do góc độ mở của cánh van. Hiện nay, van bướm được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước, hệ thống hóa chất khu công nghiệp, hệ thống ximăng, than, quoặng sắt thép, hệ thống ống dẫn khí nén, hệ thống hơi nóng lạnh…
Về cấu tạo, van bướm vận hành mở đóng thủ công bằng tay hoặc bằng các bộ điều khiển tự động điện, khí nén. Khi tác động lên tay quay, tay gạt hoặc cấp điện, khí nén cho hệ thống. Lúc này trục van sẽ nhận lực truyền động từ phần điều khiển và tác động xuống đĩa van làm cho đĩa van xoay theo góc mở khác nhau. Như vậy, góc 0 độ van bướm đóng hoàn toàn và góc 90 độ van bướm mở hoàn toàn. Ngoài ra, van còn có khả năng đóng mở theo các góc từ 25 độ, 45 độ, 75 độ tùy vào yêu cầu của hệ thống.
Hình ảnh van bướm
Thông số kỹ thuật chung của van bướm
- Kích thước van: Van dùng cho đường ống từ DN50 – DN1200
- Vật liệu cấu tạo: Inox, gang, thép, nhựa
- Nhiệt độ làm việc: -10 ~ 180 độ C
- Áp lực làm việc: PN10, PN25, PN40
- Môi trường: Nước, khí nén, hơi nóng
- Kết nối: Mặt bích
- Tiêu chuẩn: JIS, DIN, BS, ANSI
- Hãng: Wonil, Samwoo, SW, Emico, AUT, ARV, KVS, DHC, FAF, Tomoe
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Italy, Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sỹ.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm
Cấu tạo
Van bướm bao gôm bốn bộ phận chính:
a. Phần thân van
Thân van bướm là dạng ống được làm từ Sắt, Inox, Gang, Nhựa đúc nguyên khối ruột rỗng, các tai bích được bắt lỗ bulong để cố định vị trí và mặt bích của đường ống.
b. Phần đĩa van (cánh van)
Đĩa van còn được gọi là cánh van được làm từ kim loại thép không gỉ có hình tròn dạng ép phẳng, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất với chức năng có thể định vị các góc mở khác nhau.
c. Phần gioăng (làm kín)
Gioăng còn gọi là gioăng làm kín được làm từ Chì, Teflon, Cao su, PDFE có dạng hình tròn được đặt giữa mặt bích cửa van và mặt bích của đường ống giúp làm kín cho toàn bộ hệ thống.
d. Phần điều khiển
Bộ phận điều khiển của van bướm có thể là thủ công bằng tay gạt – tay quay (vô lăng) được làm từ kim loại tổng hợp. Khi vận hành đóng mở van cần dùng lực tác động lên tay gạt, xoay vô lăng. Hoặc bộ điều khiển tự động bằng điện, khí nén khi vận hành chỉ cần cấp nguồn điện áp và khí nén phù hợp, hệ thống sẽ đóng mở theo yêu cầu.
Nguyên lý hoạt động van bướm
Về nguyên lý hoạt động của van bướm, như đã giới thiệu từ đầu khi chúng ta thao tác xoay phần tay quay, tác động lên thanh chuyển động của tay gạt. Hoặc cấp nguồn điện, khí nén thích hợp cho bộ điều khiển. Lúc này trục van sẽ nhận lực truyền động từ phần điều khiển. Sau đó truyền chuyển động xuống đĩa van làm cho đĩa van dịch chuyển sang trạng thái đóng hoặc mở cho phép dòng chảy lưu chất đi qua.
Ngoài ra, với bộ điều khiển tự động nếu chúng ta sử dụng bộ tuyến tính khi vận hành van sẽ có khả năng đóng mở theo các góc từ 0 – 90 độ khác nhau tùy ý người sử dụng.
Xin mời quý khách hàng xem video dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm
Phân loại van bướm
Về phân loại van bướm, dựa vào cách thức điều khiển, kiểu lắp và chất liệu, xuất xứ chúng ta sẽ có các loại van bướm sau:
Theo cách thức điều khiển
Van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt hay còn gạt là dạng tay kẹp, khi vận hành thao tác đóng mở cần dùng lực của tay để bóp tay thoát khỏi phần chốt để có thể thao tác mở đóng được van. Như vậy van bướm tay gạt có kích thước từ DN50 – DN250.
Van bướm tay quay (vô lăng)
Van bướm tay quay hay còn gọi là van bướm vô lăng, khi vận hành dùng lực của tay đẻ quay vô lăng sang phải hoặc sang trái cho phép van mở đóng. Vì được hỗ trợ hộp số bi nên vận hành dễ dàng và đơn giản. Như vậy van bướm tay quay có kích thước từ DN100 – DN600.
Van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện là thiết bị tự động vận hành mở đóng nhờ vào động cơ điện (mô tơ điện) khi được cấp nguồn điện áp thích hợp 24V hoặc 220V. Ngoài ra van bướm điện có thể kết nối với tủ điện để điều khiển từ bằng tín hiệu điện. Ưu điểm vận hành đơn giản, phù hợp lắp đặt tại những vị trí phức tạp, có quy mô, hệ thống lớn.
Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén là loại van được điều khiển bằng hệ thống áp lực khí nén tác động cho phép van mở đóng. Với khả năng đóng mở rất nhanh van bướm khí nén được xem là dong van điều khiển tự động hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Theo kiểu lắp đặt van
Van bướm hai mặt bích
Van bướm hai mặt bích là loại van được thiết kế có 2 mặt bích liền với thân van và được đúc nguyên khối từ Thép, Gang, Inox tiêu chuẩn mặt bích JIS, DIN, BS, ANSI. Kích thước từ DN100 – DN500. Ưu điểm phù hợp với hệ thống có kích cỡ lớn, lắp đặt chính xác, chắc chắn, chịu được lực và làm kín tốt, chống rò rỉ.
Van bướm dạng wafer
Kiểu kết nối này được thiết kế theo kiểu kẹp và siết chặt, hiểu đơn giản là van bướm sẽ được kẹp giữa 2 mặt bích và được cố định trên đường ống nhờ việc siết chặt các bulong giữa 2 mặt bích. Ưu điểm giá thành rẻ nhất trong các loại, lắp đặt đơn giản, dễ dàng nên phổ biến, được sử dụng nhiều. Tuy nhiên chỉ phù hợp với hệ thống có quy mô nhỏ hoặc vừa vì khả năng chịu bền, chịu lực không cao.
Van bướm dạng tai bích rút gọn
Van bướm dạng tai bích rút gọn được chế tạo phần thân van bướm có 2 tai bích ở 2 bên đối xứng nhau qua trục van. Khi lắp đặt tai bích sẽ được xỏ bu lông và được định vị chính xác, chắc chắn với đường ống.
Theo chất liệu van
Van bướm gang
Chất liệu chế tạo gang cầu hoặc gang xám có độ cứng cao, vật liệu an toàn nên được sử dụng nhiều trong hệ thống cấp thoát nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày, trong các khu công nghiệp, nhà máy… Thân van bướm gang bên ngoài sẽ được sơn phủ một lớp Epoxy chống bám bụi, tăng độ bền và khả năng làm việc tốt trong điều kiện ngoài trời.
Van bướm inox
Van bướm inox là loại van được sử dụng phổ biến tại nhiều công trình, hệ thống: nước, khí nén, hơi nóng, xăng, dầu, gas… có quy mô kích cỡ từ nhỏ đến lớn, đa dạng. Bởi chất liệu inox không những có độ bền cao, chịu lực tốt, chịu được nhiệt độ cao mà còn chống ăn mòn rất tốt. Tuy nhiên, xét về mặt giá thành so với các loại van chất liệu khác sẽ cao hơn khá nhiều.
Van bướm nhựa
Van bướm nhựa được sản xuất chuyên dụng cho môi trường hóa chất như axit, bazo, muối… hoặc môi trường nước thải có đặc tính ăn mòn mạnh. Bởi chất liệu nhựa được đánh giá có khả năng chống ăn mòn cực tốt, giá thành hợp lý. Do vậy rất phù hợp cho môi trường sử dụng này. Tuy nhiên, quý khách cần lưu ý khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực của nhựa sẽ có giới hạn nhất định.
Van bướm thép
Ưu điểm nổi bật của van bướm thép đó là khả năng chịu được điều kiện nhiệt độ cao, áp lực lớn cực tốt. Toàn bộ thân van, trục van, đĩa van đều được chế tạo bằng chất liệu thép. Môi trường sử dụng đa dạng mặc dù giá thành tương đối cao: nước sạch, hơi nóng, hóa chất….
Ngoài ra, van bướm còn được phân loại dựa vào xuất xứ ví dụ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…. Hay thương hiệu như Wonil, Samwoo, ARV, AUT…
Ưu, nhược điểm của van bướm
Ưu điểm:
- Được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn tiện lợi cho quá trình vận chuyển, lắp đặt cũng như bảo dưỡng, bảo trì.
- Chất liệu chế tạo đa dạng: gang, inox, nhựa, thép… đảm bảo phù hợp với mọi điều kiện môi trường khác nhau: ăn mòn mạnh, nhiệt độ cao, áp lực lớn… Vi dụ: nước, khí, hơi nóng…
- Chức năng đóng mở hoàn toàn hoặc điều tiết dòng chảy lưu chất theo các góc tùy chỉnh của người sử dụng.
- Van bướm thủ công bằng tay quay và tay gạt lắp đặt, vận hành đơn giản, dễ dàng, không yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, chi phí giá thành đầu tư ban đầu thấp.
- Van bướm tự động bằng điện, khí nén có thời gian đóng mở nhanh, phù hợp với hệ thống có quy mô lớn, có thể lắp đặt tại nhiều môi trường, vị trí phức tạp như dưới hầm, trên cao, xa trung tâm…
- Van bướm có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng trong cấp nước, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy và cung cấp khí đốt, trong các ngành công nghiệp hóa chất và dầu mỏ, trong các hệ thống xử lý nhiên liệu, phát điện, v.v.
- Van bướm cần ít sự hỗ trợ về cấu trúc hơn so với van bi có cùng đường kính.
Nhược điểm:
- Do hạn chế của cấu tạo van bướm và vật liệu làm kín nên không phù hợp với hệ thống đường ống dẫn nhiệt độ cao và áp suất cao. Nhiệt độ làm việc chung là dưới 300 C và PN40.
- Hiệu suất làm kín kém hơn van bi và van cầu, vì vậy nó được sử dụng ở những nơi yêu cầu về độ kín không cao.
Ứng dụng của van bướm
Về ứng dụng, với thiết kế đa dạng chất liệu, kiểu dáng lắp đặt cùng chức năng đóng, mở, điều tiết dòng chảy lưu chất đi qua van. Hiện nay, van bướm là sản phẩm được sử dụng khá thông dụng và phổ biến tại nhiều công trình hệ thống. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:
- Trong đường ống hệ thống cấp thoát nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày, van bướm được sử dụng để đóng mở dòng chảy lưu chất.
- Trong hệ thống xử lý nước thải, môi trường hóa chất có tính ăn mòn mạnh, cần thay thế thường xuyên nên sử dụng van bướm chất liệu nhựa, giá thành hợp lý.
- Trong hệ thống hơi nóng tại lò hơi, lò sấy có điều kiện nhiệt độ, áp lực cao nên sử dụng van bướm nhựa bộ điều khiển điện hoặc khí nén để đảm bảo độ an toàn, chính xác.
- Trong hệ thống khí nén, xăng, dầu, gas….
- Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ qua hotline để được đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ.