1. Giới thiệu về van cân bằng
Van cân bằng tên tiếng Anh là “Balancing valve”. Đây là một thiết bị van công nghiệp thực hiện nhiệm vụ cân bằng tổn thất áp suất, lưu lượng giữa các nhánh đường ống trong cùng một hệ thống. Điều này nhằm tránh xảy ra hiện tượng nhánh đường ống này có lưu chất, nhánh kia thì không hoặc nhánh có áp suất quá cao, có nhánh thì áp suất quá thấp.
Van cân bằng được ứng dụng phổ biến tại các hệ thống HVAC, hệ thống điều hòa làm mát bằng nước lạnh. Nó thường được lắp tại đường cung cấp hoặc đường trở về của hệ thống để cân bằng áp suất, và tính toán tổn thất áp suất, lưu lượng lưu chất.
1.1. Thông số kỹ thuật
– Kích cỡ van: DN15 – DN200
– Dạng van: tự động – van cơ
– Chất liệu: Gang, đồng
– Kiểu kết nối: Lắp ren – mặt bích tiêu chuẩn BS PN16
– Áp lực làm việc MAX PN16/PN25
– Nhiệt độ làm việc: -10 đến 110 độ C
– Xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan
– Bảo hành: 12 tháng
1.2. Công dụng chính
Công dụng chính của van cân bằng là đo và điều chỉnh lưu lượng và áp suất để đảm bảo sự cân bằng thuỷ lực trong hệ thống. Khi áp suất và lưu lượng không cân bằng giữa các nhánh, có thể xảy ra hiện tượng lưu lượng không đều và tổn thất áp suất, ảnh hưởng đến hiệu suất và hoạt động của hệ thống.
Van cân bằng giúp điều chỉnh lưu lượng và áp suất tại các điểm khác nhau trong hệ thống, nhằm đảm bảo rằng mỗi nhánh được cung cấp đúng lượng chất lỏng cần thiết và áp suất ổn định.
1.3. Cấu tạo
Về cấu tạo, van cân bằng được thiết kế gồm các bộ phận chính như sau:
– Thân van: được đúc nguyên khối bằng chất liệu đồng, gang, có độ bền cao, chịu được điều kiện nhiệt độ cao, áp lực lớn. Bên ngoài được sơn phủ Epoxy chống bám bụi, tăng khả năng chống chịu với tác động từ môi trường bên ngoài.
– Đĩa van: được thiết kế bằng chất liệu inox, đồng hoặc gang chống ăn mòn tốt, chống han gỉ. Vì đây là bộ phận có chức năng điều chỉnh lưu lượng đi qua van và điều chỉnh cả nhiệt độ cài đặt.
– Trục van: chất liệu tương tự thân van, đảm bảo độ an toàn, chắc chắn cao với chức năng kết nối đĩa van và bộ phận điều khiển. Cụ thể khi vận hành van sẽ truyền lực tác động từ bộ điều khiển xuống thân van.
– Bộ phận điều khiển: Với van cân bằng cơ là núm xoay hoặc tay quay để điều chỉnh áp lực và lưu lượng. Còn van cân bằng động được thiết lập thông số tiêu chuẩn trước để tự động kiểm soát tốc độ dòng chảy đảm bảo ổn định theo cài đặt sẵn.
1.4. Nguyên lý hoạt động
Như chúng ta đã biết, mục đích của van cân bằng là để cân bằng tổn thất áp suất giữa các nhánh hoặc giữa các FCU tránh hiện tượng dàn có nước dàn không hoặc dàn nước áp lực thấp, dàn áp lực cao. Do đó, van cân bằng động làm việc như bộ hạn chế dòng chảy. Chúng được đặt ở tốc độ dòng mong muốn và đảm bảo rằng tốc độ dòng lớn hơn không xảy ra. Nếu áp suất trước van tăng, nó sẽ đóng thêm một số, do đó tổn thất áp suất trên van trở nên cao hơn tương ứng. Điều này duy trì tốc độ dòng chảy mong muốn trong đường dẫn cụ thể.
2. Phân loại van cân bằng
2.1. Van cân bằng cơ
Hay còn gọi là van cân bằng tĩnh. Đây là mẫu sản phẩm được vận hành điều chỉnh bằng tay. Cũng chính vì vậy, tính chính xác và tiện nghi khi vận hành hệ thống của mẫu van này không được đánh giá cao. Trên chi phí, giá thành của van cân bằng cơ thấp hơn van tự động. Song đánh giá trên toàn hệ thống, van cơ lại yêu cầu một số thiết bị hỗ trợ, bổ sung để vận hành tốt. Dưới đây, Chúng tôi sẽ đưa ra một số đặc tính của mẫu van cơ này để Quý Vị dễ đánh giá và lựa chọn hơn:
– Thường chỉ áp dụng độ chênh áp để cân bằng thủy lực.
– Van vận hành điều chỉnh áp suất bằng các núm – tay vặn trên thân van.
– Không bị bám cặn.
– Người vận hành có thể kiểm tra độ chênh áp.
– Van có các chế đọ mở – xả – đóng.
– Giá thành van cân bằng cơ thấp.
2.2. Van cân bằng tự động
Hay còn được gọi là van cân bằng động. Chúng có khả năng vận hành tự động điều chỉnh, cân bằng áp suất. Riêng đặc điểm này đã chiếm được thiện cảm người dùng trong bối cảnh công nghiệp hóa – tự động hóa. Trên chi phí, giá thành của van tự động cao hơn khá nhiều so với van cơ. Tuy nhiên, nó lại có độ chính xác cao, không cần các thiết bị bổ trợ. Vì vậy, nếu xét toàn diện hệ thống, chi phí van cân bằng tự động cũng không cao hơn van cơ. Dưới đây là một số đặc tính và đánh giá của van cân bằng tự động. Mời Quý Vị tham khảo:
– Mỗi van cần độ chênh áp từ khoảng 15 đến 30Kpa để hoạt động
– Trong khi đang hoạt động, chúng ta không thể thay đổi ống đệm
– Van cân bằng tự động dễ bị bám cặn bẩn, dẫn đến bị kẹt và độ chính xác khi cân bằng áp suất bị giảm xuống.
– Khó có thể kiểm tra độ chênh áp do không có chế độ đóng
– Không có chức năng điều chỉnh nhiệt độ
– Ít khả năng cân bằng hệ thống
– Không cần thiết bị đo lưu lượng
– Giá thành cao hơn van cơ
3. Ưu nhược điểm của van cân bằng
3.1. Ưu điểm
Van cân bằng có sẵn trong nhiều kích thước và có thể được lắp đặt trong các hệ thống lớn và nhỏ khác nhau. Điều này mang lại linh hoạt và tiện lợi trong việc áp dụng van vào các ứng dụng khác nhau.
Thân van cân bằng thường được làm từ các vật liệu như đồng, gang, inox và có thể chọn lựa theo yêu cầu của môi trường hoạt động. Điều này giúp van cân bằng phù hợp với nhiều loại môi trường khác nhau và có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt.
Van cân bằng có khả năng điều chỉnh áp lực, nhiệt độ và lưu chất có trong đường ống hoặc hệ thống. Điều này cho phép điều chỉnh và duy trì sự cân bằng trong hệ thống và đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Thiết kế để giảm tiếng ồn và rung lắc khi lưu chất đi qua đường ống. Điều này giúp giảm sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc và tăng tính ổn định của hệ thống.
Có độ an toàn cao và tuổi thọ sử dụng lâu dài. Với việc sử dụng vật liệu chất lượng và công nghệ sản xuất tiên tiến, van cân bằng đáng tin cậy và có khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Van cân bằng được thiết kế để đảm bảo lưu chất không bị tắc kẹt và có khả năng dội ngược và làm sạch hệ thống. Điều này giúp duy trì hiệu suất cao và đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống.
3.2. Nhược điểm
Van cân bằng yêu cầu kiểm tra và quan sát thường xuyên để theo dõi và điều chỉnh áp lực trong hệ thống, đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Van cân bằng không phù hợp để sử dụng trong môi trường có lưu chất có tính ăn mòn cao, vì chất liệu của van có thể bị ăn mòn và gây hỏng hóc.
Van cân bằng có giới hạn về sự đa dạng về chất liệu và kích thước, đặc biệt là khi cần xử lý các hệ thống lớn và phức tạp.
4. Ứng dụng van cân bằng
Như đã biết, chức năng chính của van cân bằng là cân bằng áp suất, lưu lượng giữa các nhánh trong hệ thống. Vậy, ứng dụng của van cân bằng trong thực tiễn như thế nào?
Ứng dụng van cân bằng dạng cơ chủ yếu trong các hệ thống sưởi hoặc làm mát bằng chất lỏng. Các hệ thống này yêu cầu chất lỏng này phải được lưu thông ổn định qua các giàn điều hòa. Điều này sẽ tối ưu được hiệu quả điều hòa nhiệt độ của hệ thống sưởi hoặc hệ thống làm mát.
Ứng dụng van cân bằng tự động chủ yếu tại các hệ thống cấp nước tòa nhà, khu dân cư. Nơi mà áp suất từ bể chứa tới các tầng, các cụm dân cư là khác nhau. Như vậy sẽ dẫn đến tầng hay cụm cư dân gần nguồn hơn sẽ có áp suất lớn, lưu lượng nước cũng lớn. Trong khi các cụm cư dân ở xa thì áp suất nước rất yếu, lưu lượng nước cũng ít đi thậm chí là không thể sử dụng. Người ta sẽ sử dụng van cân bằng để khắc phục hiện tượng này.
5. So sánh van cân bằng cơ và van cân bằng tự động
5.1. Tổn thất áp cao và chi phí đầu tư
Van cân bằng dạng cơ: Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và tổn thất áp cao. Yêu cầu lắp đặt các van bổ sung để giảm tổn thất áp cao, làm tăng chi phí lắp đặt.
Van cân bằng dạng tự động: Tổn thất áp thấp và chi phí mua van ít. Không cần lắp đặt các van bổ sung, giảm tổn thất áp và chi phí đầu tư.
5.2. Chi phí thuê nhân công
Van cân bằng dạng cơ: Đòi hỏi nhiều nhân công và kỹ thuật viên để điều chỉnh và cân bằng van.
Van cân bằng dạng tự động: Không cần điều chỉnh và tiết kiệm thời gian và chi phí thuê nhân công.
5.3. Chi phí vận hành
Van cân bằng dạng cơ: Chi phí vận hành cao, tạo lưu lượng quá tải trong hệ thống và tăng chi phí điện năng.
Van cân bằng dạng tự động: Chi phí vận hành thấp, vận hành ở mức lưu lượng được thiết kế, không tốn nhiều chi phí điện năng.
5.4. Hiệu suất hoạt động
Van cân bằng dạng cơ: Chi phí vận hành cao khi không sử dụng hết công suất, gây tổn thất áp và vượt lưu lượng.
Van cân bằng dạng tự động: Chi phí thấp, định vị phù hợp với lưu lượng đã thiết kế, giảm chi phí tiền điện và đạt hiệu suất tốt hơn.
6. Những lưu ý khi lắp đặt van cân bằng
Chúng ta đã nhắc đến rất nhiều về các loại van cân bằng và các ứng dụng của nó. Vậy lắp đặt van cân bằng như thế nào? Ở đây, chúng ta sẽ không nói đến quy trình triển khai lắp đặt như thế nào. Bởi thực tế chúng tôi còn không nhiều kinh nghiệm như các bạn trực tiếp thi công. Chúng tôi sẽ đưa ra một số lưu ý khi lắp đặt van cân bằng mà nhà sản xuất khuyến cáo:
– Lưu ý về áp suất tối thiểu cần thiết là bao nhiêu?
– Lưu lượng lưu chất đi qua van tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 30% lưu lượng tối đa để có thể vận hành an toàn, ổn định.
– Việc cài đặt van cần phải căn cứ theo lưu lượng của hệ thống.
– Vị trí lắp đặt của van thường tại đầu cung cấp hoặc trở về của hệ thống.
– Lựa chọn sản phẩm phù hợp về chất liệu, kích cỡ, kiểu kết nối và dạng van để nang cao hiệu suất làm việc cho hệ thống. Quý Vị nên liên hệ với nhà cung cấp để nhận tư vấn, hỗ trợ về sản phẩm tối ưu nhất.
– Thực hiện lắp đặt phải tuần tự, đúng theo sách hướng dẫn kèm theo sản phẩm.
– Sau khi hoàn thành lắp đăt phải chạy thử hệ thống để phán đoán, kiểm trắc khả năng vận hành của hệ thống.
Như vậy, Van Nhập Khẩu THP đã giới thiệu về sản phẩm van cân bằng, ứng dụng của van cân bằng trong thực tiễn, lưu ý khi lắp đặt van cân bằng. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ về kỹ thuật, giải pháp sản phẩm – hệ thống hay cần nhận báo giá van cân bằng cũng như các thiết bị đường ống khác. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ, tư vấn và báo giá chính xác.