1. Giới thiệu về đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất (pressure gauge) là 1 dạng áp kế được dùng để đo áp suất trong một khu vực nhất định. Hiểu đơn giản đây là thiết bị cơ học được thiết kế để sử dụng đo áp suất nội tại hoặc chận không của 1 hệ thống chất lỏng hoặc chất khí.
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị dùng để theo dõi áp suất hoạt động của đường ống. Việc lắp đặt sản phẩm này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát và phát hiện những sự cố có thể gây hư hỏng cho thiết bị.
Hiện nay, đồng hồ đo áp suất được phân loại nhận biết theo hình dạng, kích thước, kiểu lắp, vật liệu, thông số, dãy đo để đáp ứng được tối đa các yêu cầu ứng cho từng hệ thống khác nhau. Một số ứng dụng phổ biến của đồng hồ đo áp suất: trong hệ thống của bồn nước, lồ hơi, bồn gas, đường ống gas, thủy lực, xăng dâu, khí ..vvv
2. Tầm quan trọng của đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị cường độ chất lỏng. Do vậy, đối với các máy móc và hệ thống điện năng lỏng thì đồng hồ đo áp suất là thiết bị không thể thiếu cho việc xử lý sự cố, thiết lập và điều chỉnh theo dõi. Đồng hồ đo áp suất được thiết rất an toàn đảm bảo không bị rò rỉ, thay đổi áp suất đột ngột gây ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Ngoài ra, việc thiếu đồng hồ áp suất còn ảnh hưởng đến việc người dùng sẽ hoàn toàn không thể kiểm tra được các hệ thống điện chất lỏng. Với các hệ thống trong nhà máy đồng hồ đo áp suất được sử dụng nhiều. Đối với các hệ thống sản xuất của nhà máy bất kỳ thì đồng hồ đo áp suất là thiết bị rất quan trọng. Để một hệ thống hoạt động tốt, an toàn, hiệu quả.
3. Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất
Về cấu tạo, đa số các loại đồng hồ đo áp suất được thiết kế gồm các bộ phận chính như sau:
3.1. Ống Bourdon
Hay còn gọi là ống Bourdon, đây là bộ phận cảm biến chính, là thành phần quan trọng của đồng hồ. Được thiết kế hình dạng ống dài có tiết diện ngang dẹt, hình tròn hay elip, chất liệu thép không gỉ hoặc phosphor đồng. Vị trí lắp đặt nằm phía trong của đồng hồ áp suất.
3.2. Màng cách ly
Bộ phận tiếp xúc trực tiếp giữa đồng hồ và dòng lưu chất cần đo áp suất: chất lỏng, khí…
3.3. Bộ truyền động
Có chức năng điều khiển kim đồng hồ di chuyển trên mặt đồng hồ. Bộ phận này sẽ nhận chuyển động từ ống bourdon và truyền tác động đó đến kim đồng hồ.
3.4. Mặt hiển thị
Bộ phận hiển thị các số liệu, thông số áp suất đo đạc được cho người dùng quan sát. Chất liệu chế tạo đa phần là nhôm, phần chữ số có thể là màu trăng hoặc đen tùy thuộc vào loại đồng hồ.
3.5. Kim đồng hồ
Chất liệu nhôm hoặc nhựa, thép không gỉ, có chức năng hiển thị các giá trị, con số áp suất trên mặt đồng hồ.
3.6. Vỏ đồng hồ
Chất liệu chế tạo inox hoặc thép không gỉ có độ bền cao, chống va đập tốt, chịu được điều kiện khắc nghiệt nhiệt độ cao, áp lực lớn. Chức năng của vỏ đồng hồ là bảo vệ các bộ phận bên trong đồng hồ.
3.7. Kính quan sát
Chất liệu kính cường lực, chống va đập, có độ cứng cao, chống trầy xước, vỡ giúp người dùng dễ dàng quan sát các thông số.
3.8. Phòng nổ
Hay còn gọi là nút chống quá áp có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho quá trình vận hành của đồng hồ, tránh bị cháy nổ trong trường hợp quá áp.
4. Nguyên lý hoạt động
Về nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất, khi áp suất đi vào đồng hồ nó sẽ đi theo hướng từ màng cách ly (socket) đến ống Bourdon. Tại đây, áp suất sẽ làm ống Bourdon giãn nở và kéo ống chuyển động, tác động đến bộ phận truyền động. Bộ phận truyền động được kết nối với 1 bánh răng khi có áp suất từ ống bourdon bánh răng cũng sẽ chuyển động theo. Kéo theo lò xo kết nối sẽ đàn hồi và làm kim đồng hồ quay, hiển thị áp suất trên mặt đồng hồ.
5. Các loại đồng hồ đo áp suất thông thường
Việc đó áp rất cần cho mỗi hệ thống đường ống dẫn trong các ngành nghề công nghiệp và đời sống. Vì thế, nên các loại áp kế ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, với mỗi ứng dụng sẽ có điều kiện và vị trí sử dụng khác nhau.
Đó là lý do mà các nhà sản xuất đồng hồ đã luôn cải tiến để đưa ra những sản phẩm tối ưu hóa các yêu cầu của khách hàng. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kế ra một vài loại đồng hồ đo áp đang được dùng phổ biến hiện nay.
5.1. Đồng hồ đo áp Bourdon
Đây là dạng đồng hồ đo áp kiểu cơ. Nó là sản phẩm được dùng rất nhiều trong các hệ thống và vị trí trên đường ống. Thiết bị này cho phép dòng lưu chất đi vào mang theo áp lực làm ống bourdon giãn ra.
Thông qua cơ cấu truyền động để đưa ra những kết quả áp suất tương ứng trên đường ống. Trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị rõ từng dải áp suất, kim đồng hồ chỉ vào vị trí nào thì đó chính là mức áp suất tương ứng.
Ưu điểm
Có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt kỹ thuật.
- Đáp ứng tốt cho nhiều hệ thống và ngành nghề công nghiệp khác nhau.
- Có vỏ bọc, chân kết nối là inox. Nên tuổi thọ của thiết bị thường cao và độ chính xác lớn.
- Độ sai số nhỏ.
- Có thể làm việc tốt trong những môi trường với khoảng nhiệt độ 85 độ C.
- Dễ lắp đặt và vận hành
- Kiểu dáng, chủng loại đa dạng, phong phú.
Nhược điểm
- Chỉ có tác dụng hiển thị trên đường ống và không có chức năng đưa tín hiệu về phòng điều khiển.
- Cần dùng đúng nhiệt độ
5.2. Đồng hồ đo áp dạng màng
Mặc dù, đồng hồ đo áp Bourdon được sử dụng rộng rãi trong khắp các môi trường làm việc khác nhau. Thế nhưng, khi gặp những môi trường dễ kết tinh hay có tính ăn mòn cao thì chúng sẽ không đáp ứng tốt được.
Bài toán đưa ra làm sao có thể đáp ứng đo áp suất chuẩn xác, có thể sử dụng trong môi trường bị ăn mòn, dễ kết tinh. Và các nhà sản xuất đã cho ra đời giải pháp mang tên đồng hồ đo áp dạng màng.
Trên thực tế, thiết bị này chính là sự cải tiến từ đồng hồ đo áp bourdon. Nó đã kết hợp cơ cấu có màng ngăn cách ly ở giữa với môi trường đo. Mỗi loại đồng hồ đo áp dạng màng này sẽ có đặc điểm và ứng dụng tại những trường hợp khác nhau.
Tùy thuộc vào từng môi chất sử dụng mà nhà sản xuất sẽ đưa ra loại màng phù hợp với nhu cầu thực tế. Màng đồng hồ cũng có công dụng ngăn các tạp chất đi vào đồng hồ, làm ảnh hưởng tới nhiệt độ và ngăn chặn hóa chất ăn mòn vào trong các bộ phận đồng hồ.
5.3. Đồng hồ đo áp 3 kim
Đồng hồ đo áp suất 3 kim được dùng rất nhiều trong các trạm bơm, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, tôn thép, xử lý nước thải, hóa chất,… Đây là dòng đồng hồ đo áp sử dụng tiếp điểm điện với khả năng đóng cắt tự động cho các thiết bị đã kết nối sẵn như: máy nén khí, máy bơm,…
Đồng hồ này sẽ sử dụng 3 loại kim là:
- Kim chặn dưới – Kim màu đỏ
- Kim chặn trên – Kim màu xanh
- Kim đo giá trị áp suất thực tế – Kim màu đen.
Đồng hồ 3 kim này sẽ có 2 loại tín hiệu điện là tiếp điển NO và NC. Chúng ta có thể hiểu đây là tín hiệu điện dùng để đóng hay mở thiết bị.
5.4. Đồng hồ đo áp suất điện tử
Thiết bị này thay vì nhảy kim giống như các loại đồng hồ đo áp thông thường thì nó sẽ hiển thị kết quả đo được bằng số. Ưu điểm của thiết bị này chính là hiển thị kết quả có độ chính xác cao và rất dễ dùng.
Vì thế, loại đồng hồ đo áp điện tử này cũng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên về khả năng phổ biến sẽ không quá cao bởi giá thành sản phẩm cao.
5.5. Đồng hồ đó áp suất mặt dầu
Dạng đồng hồ đo áp mặt dầu được sử dụng phổ biến hiện nay. Cấu tạo của đồng hồ có chứa 1 dạng chất lỏng bên trong với độ nhớt cao. Đầu bên trong mặt hiển thị chính là lại dầu Glixerin.
Công dụng có nó chính là giảm chấn, chống rung cho kim chỉ thị. Đồng thời, nó cũng có chức năng bôi trơn cơ cấu và chống oxy hóa ống bourdon trong đồng hồ.
Thiết bị này thường được dùng tại những hệ thống thường xuyên có sự thay đổi về mặt áp suất liên tục. Nhờ vậy cũng làm giảm thiểu tối đa các rủi ro như: lệch kim, văng kim hay cong kim,…
5.6. Đồng hồ áp suất không dầu
Thiết bị này là dạng đồng hồ thường thấy. Nó dùng để đó áp suất khí, chân không, nước, áp suất cao,.. ở những nơi bình thường, không có tính ăn mòn.
Thông thường, loại đồng hồ áp suất này sẽ được ứng dụng trong các nhà máy hóa chất, lọc nước, dược phẩm, thực phẩm, thủy điện, công nghệ sinh học,…
Đặc thù của nó chính là trong những môi trường làm việc không bị rung lắc và ít bị va đập.
5.7. Đồng hồ áo suất chân đứng
Đồng hồ chân đứng hay đồng hồ áp suất chân đứng là tên dùng để gọi thiết bị có chất kết nối đứng, mặt đồng hồ hướng về phía người xem.
Thông thường, người ta sẽ lắp chúng trên các đường ống, vị trí thuận tiện mình. Cũng giống như những thiết bị đo áp suất khác, cái cần quan tâm đến chúng là: nhiệt độ, chất liệu tạo thành, thang đo.
5.8. Đồng hồ đo áp suất chân sau
Đây là loại đồng hồ được dùng phổ biến với phân chân kết nối được đặt sau lưng. Loại đồng hồ này được gợi ý sử dụng khi muốn kiểm tra chính xác áp suất ở mặt tụ, âm tường hay các vị trí cao mà mặt đồng hồ hướng ngoài khó quan sát.
Trong đồng hồ áp suất chân sau, người ra sẽ chia thành nhiều loại khác nhau như: đồng hồ đo áp chân sau vị trí 6h, đồng hồ đo áp chân sau vị trí 3h, đồng hồ đo áp chân sau vị trí 12h, đồng hồ đo áp chân sau vị trí 6h có vít định vị.
6. Lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất
Với đồng hồ đo áp khi lựa chọn, lắp đặt vào hệ thống bên cạnh việc mua đúng sản phẩm chất lượng, chính hãng, đầy đủ thông số chức năng yêu cầu kỹ thuật, giá thành hợp lý. Qúy khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
6.1. Dải đo đồng hồ đo áp suất
Cần xác định chính xác áp suất hệ thống làm việc ở áp suất bao nhiêu? Từ đó chọn giới hạn thang đo đồng hồ lớn hơn giá trị cần đo khoảng 20-30% nhằm đảm bảo được tính chính xác của đồng hồ và đặc biệt là có thể đảm bảo độ bền khi sử dụng
6.2. Chân ren kết nối đường ống
Việc kiểm tra chân ren của đồng và chân ren đường ống kết nối cần xác định chính xác để tránh phải tháo lắp hoặc chế hàn không đặt tiêu chuẩn và tuổi thọ giảm.
Các kích thước chân ren hiện nay: 1/4PT – ren 13mm; 3/8PT – ren 17mm; 1/2PT – ren 21mm
6.3. Chân đồng hồ đo áp suất
Chân đồng hồ hiện nay có các loại khác nhau, phục vụ cho từng hệ thống khác nhau, chức năng cũng như không gian và vị trí lắp đặt: Chân đứng, chân sau, chấn đứng có vành, chân sau có vành
6.4. Vật liệu đồng hồ
Xác định môi trường sử dụng để đo áp suất là gì? Xác định vật liệu cho đồng hồ. Hiện nay trên thị trường có các loại vật liệu: vỏ thép, vỏ thép ruột đồng, vỏ thép mạ crom – rất sáng đẹp, vật liệu inox 304, vật liệu inox 316
Đối với môi trường làm việc có rung lắc thì nên chọn loại đồng hồ có mặt dầu, điều này giúp cho việc đo áp suất được chính xác, bảo vệ được kim đo. Còn đối với môi trường không rung lắc có thể dùng loại không dầu
6.5. Đường kính mặt đồng hồ
Xác định đường kính mặt đồng hồ là việc lựa chọn rất quan trọng, mặt càng lớn thì thiết kế, vật liệu sử dụng chế tạo ra đồng hồ cũng lớn và như vậy sẽ đội giá thành của sản phẩm lên rất cao.
Tùy vào vị trí đặt đồng hồ xa gần, cao thấp để lựa chọn mặt đồng hồ kích thước thông dụng nhất hiện nay là: mặt D60mm, D75mm, D100mm. Hiện tại mặt đồng hồ có các đường kính là: D40mm, D50mm. D60mm, D75mm, D100mm, D150mm, D200mm
7. Đơn vị cung cấp đồng hồ đo áp suất chính hãng
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có rất nhiều đơn vị phân phối các loại đồng hồ đo áp suất. Trong đó không thể bỏ qua Van Nhập Khẩu – với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là đơn vị nhập khẩu, phân phối đa dạng, chính hãng hàng đầu.
Tại kho hàng, chúng tôi lưu sẵn kho số lượng lớn đầy đủ kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu đảm bảo phù hợp với mọi vị trí lắp đặt và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tất cả sản phẩm tại kho đảm bảo đầy đủ giấy tờ CO, CQ cùng chính sách bảo hành chính hãng theo cơ chế của nhà sản xuất.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline, vannhapkhau sẽ tư vấn, hỗ trợ và báo giá chính xác.