1. Giới thiệu về van xả khí
Van xả khí hay còn được gọi khác là van xả đáy, một thiết bị được lắp đặt trong kiến trúc hệ thống để giải phóng các túi khí sinh ra trong hệ thống sưởi và đường ống cấp nước. Nó được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tách nước, tản nhiệt, sưởi sàn, điều hòa không khí và hệ thống cấp nước.
Van xả khí hoạt động hoàn toàn tự động và là loại van chức năng được sử dụng trong các hệ thống sưởi như tản nhiệt, sưởi sàn, hệ thống lò hơi để loại bỏ không khí của hệ thống.
Thiết bị thường được lắp đặt ở điểm cao nhất của hệ thống hoặc sử dụng trực tiếp với bộ tách nước và bộ tản nhiệt. Mục đích chính là loại bỏ không khí bên trong giúp bảo vệ dòng chảy khỏi lượng khí dư thừa.
1.1. Đặc tính kỹ thuật
– Đường kính: DN15 – Dn100
– Áp suất: 1.6Mpa
– Phương tiện áp dụng: Hơi, khí
– Nhiệt độ hoạt động: 20 – 150 độ C
– Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc
– Vật liệu đúc: Gang, inox, đồng
– Vật liệu gioăng: Cao su, PTFE
– Tình trạng hàng: Có sẵn SLL
– Chế độ bảo hành: 12 tháng
1.2. Cấu tạo
Van xả khí được cấu thành từ các bộ phận chính như sau:
– Thân van xả khí: Là bộ phận lớn nhất, chứa các bộ phận còn lại, được chế tạo bằng chất liệu gang, đồng, inox. Với đặc tính độ bền cao, chịu nhiệt tốt, chịu được áp lực cao. Thân van kết nối với đường ống bằng kiểu nối ren.
– Bóng khí: Hình dạng tròn, bên trong có chứa khí, chất liệu nhựa cao cấp hoặc thép không gỉ trọng lượng nhẹ, chống ăn mòn.
– Đòn bẩy: Tác dụng liên kết với bóng khí và nắp đầu ra.
– Lỗ thoát khí: Vị trí giúp khí dư thừa thoát ra bên ngoài môi trường.
– Nắp đậy: Chất liệu giống thân van, có chức năng bảo vệ, bảo dưỡng các bộ phận bên trong van.
1.3. Nguyên lý hoạt động
Van hoạt động bằng cách tận dụng lượng khí thoát ra ngoài để tự động nhận biết và mở nắp đầu ra. Sau khi kết nối với đường ống tại vị trí cao nhất, lúc này lượng khi sẽ đi vào cổng kết nối đầu vào tiếp đến khoang chứa bóng khí. Tiếp đến lượng khí sẽ đẩy bóng khí theo chiều hướng lên trên sẽ tự động kích hoạt đòn bẩy, nắp đầu ra mở và công việc xả khí hoàn tất.
Do bóng khí và đòn bẩy được liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ nên việc lượng khí càng nhiều thì nắp xả mở càng lớn.
1.4. Ưu điểm
– Giúp tách lượng khí dư thừa ra khỏi đường ống từ đó bảo vệ cho đường ống an toàn.
– Khi đường ống đang chịu áp suất âm, sản phẩm này có thể hút không khí nhanh chóng và ngăn không cho đường ống bị vỡ.
– Làm việc liên tục và tự động, có thể tự xả khi không có khí.
2. Phân loại van xả khí
2.1. Theo chất liệu
Van xả khí đồng
So với van sắt, van đồng không dễ rỉ sét, an toàn vệ sinh và tuổi thọ cao. Van xả khí tự động bằng đồng được lắp ở điểm cao nhất của đường ống, được sử dụng nhiều trong đường ống cấp nhiệt để tự động xả không khí trong đường ống ra ngoài tránh ảnh hưởng đến hiệu quả cấp nhiệt.
Van xả khí gang
Dưới nhiệt độ thông thường, gang là một trong những kim loại có độ cứng cáp vô cùng cao, thích hợp sử dụng cho những môi trường khoảng 150 độ C. Do đó, van xả khí gang thường được ứng dụng trong hệ thống đường ống nước sạch, nước thải, hơi nóng.
Van xả khí inox
Van xả khí inox được đúc hoàn toàn từ inox hay còn được gọi là thép không gỉ, sản phẩm có thể chống lại gỉ sét, oxi hóa tốt, sử dụng được trong nhiều môi chất khác nhau, an toàn không gây hại cho nguồn khí cũng như con người. Ứng dụng trong môi trường nước, thực phẩm, y tế, hóa chất.
2.2. Theo tiêu chuẩn kết nối
Van xả khí lắp ren
Các đường ống có đường kính hoảng từ DN15-DN50, sử dụng chất liệu đồng hoặc inox, van thích hợp xả với lượng khí nhỏ không quá 1Mpa áp suất.
Van xả khí lắp bích
Lắp bích có chức năng vô cùng hữu ích trong việc liên kết, giữ cố định các đường ống có kích thước lớn hơn Dn50, sản phẩm có thể chịu áp suất, nhiệt độ cao hơn so với lắp ren, đồng thời giá thành sẽ đắt hơn rất nhiều.
3. Ứng dụng van xả khí
Van xả khí là loại van có chức năng loại bỏ lượng khí dưa thừa tích tụ bên trong đường ống để ổn định cho quá trình vận hành của hệ thống. Chính vì thế, hiện nay, van xả khí được xem là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể:
– Trong hệ thống đường ống, lò hơi, lò sấy sản xuất, hệ thống lạnh…
– Trong các nhà máy cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
– Trong hệ thống xử lý rác thải, nước thải, hóa chất có tính ăn mòn mạnh.
– Trong phòng thí nghiệm trong viện hóa chất, viện công nghệ.
4. Những lưu ý khi lắp đặt van xả khí
Trước khi lắp van xả khí tự động, vui lòng kiểm tra và tháo các vật dụng bên trong trong thân chính.
Lựa chọn vị trí lắp đặt hợp lý, cần có đủ không gian để chứa các kỹ thuật viên thực hiện công việc điều chỉnh và bảo trì.
Nếu van xả khí được lắp đặt ngoài trời, hãy chú ý đến lớp cách nhiệt của van để tránh trường hợp nước trong van đóng băng hoặc đóng băng van.
Nếu nước thường xuyên bị ngắt trong đường ống nơi đặt van xả khí, nên lắp van đệm trước van xả khí.
5. Lưu ý khi sử dụng, bảo trì van hàng ngày
Nếu có rò rỉ nước trong van xả, hãy kiểm tra xem có vật lạ nào giữa piston và vòng đệm cao su hay không, nếu vòng đệm cao su bị hỏng, hãy thay thế vòng đệm cao su.
Nếu nhiệt độ môi trường của van xả thấp hơn 0 ℃, đặc biệt là ở khu vực lạnh khắc nghiệt ở phía bắc, hãy chú ý đến việc giữ nhiệt của van.
Khi không sử dụng trong thời gian dài, vui lòng xả nước trong thân van để tránh tình trạng nước trong van bị đóng băng hoặc đóng băng van.
Nếu van xả khí bị hỏng và cần thay thế hoặc sửa chữa thì trước tiên phải đóng van cổng. Sau khi lắp đặt lại, bạn phải tắt máy bơm nước, mở van cổng, khởi động lại máy bơm để bảo vệ van xả.
==> Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi – Tuấn Hưng Phát qua hotline. Hoặc để lại comment, bộ phận hỗ trợ sẽ liên hệ với bạn ngay 24/7.