Hệ thống cấp thoát nước nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng tại các nhà chung cư, quyết định đến một phần chất lượng cuộc sống của cư dân sinh sống trong tòa nhà đó. Vậy quy định về hệ thống cấp thoát nước nhà cao tầng như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bài viết sau đây.
Giới thiệu hệ thống cấp thoát nước tòa nhà
Thiết kế hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, nước mưa và sau đó thu các loại nước thải sinh hoạt nước mưa về bể xử lý nước. Rồi vận chuyển nước qua mạng lưới thoát nước chung của thành phố nơi bạn sinh sống.
Cấp thoát nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cư dân cao tầng được hiểu đơn giản là dẫn nước từ bể chứa cung cấp cho từng gia đình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt, vệ sinh. Đồng thời thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt của gia đình tới bể tự hoại qua quá trình xử lý rồi thải ra môi trường bên ngoài.
Khi thiết kế cấp thoát nước sinh hoạt trong nhà cao tầng cần chú ý đảm bảo mực nước đầu ra tốt, ổn định không ngắt quãng. Phân loại đúng đường ống dẫn nước nóng, nước lạnh đảm bảo tiết kiệm không gian, chi phí khi lắp đặt.
Vai trò của hệ thống cấp thoát nước trong tòa nhà cao tầng
Nước có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Vì thế khi xây dựng hệ thống cấp thoát nước trong tòa nhà cao tầng cần đảm bảo hệ thống luôn cung cấp đầy đủ nước thải sinh hoạt cho toàn bộ cư dân ở tất cả các vị trí. Ngoài ra cần đảm bảo việc thoát nước thải không bị tắc nghẽn đường ống, giúp nước thải sinh hoạt thoát đi một cách tốt nhất, có hiệu quả.
Nước sẽ được lấy từ nguồn dẫn và bơm trực tiếp vào bể chứa đặt ở tầng cao nhất của tòa nhà. Trong trường hợp bị cắt nước từ nguồn hoặc từ hệ thống ống dẫn có vấn đề thì các bể chứa sẽ đưa nước đến vị trí thích hợp trong tòa nhà giúp người dân luôn có đủ nước sinh hoạt dùng hàng ngày.
Thiết kế hệ thống cấp nước tòa nhà cao tầng
Hệ thống cấp nước nhà cao tầng được tạo nên bởi các bể chứa, hệ thống ống dẫn, các thiết bị van công nghiệp được thiết kế lưu trữ, cung cấp, phân phối nguồn nước cho từng căn hộ sinh sống trong tòa nhà. Hệ thống cấp nước tòa nhà được chia làm 2 dạng cơ bản với thiết kế khác nhau gồm:
Hệ thống cấp nước cho tòa nhà sử dụng trực tiếp từ nguồn nước cấp khu vực. Hệ thống này tuy giúp nhà đầu tư giảm thiểu chi phí nhưng lại mang đến hiệu quả sử dụng thấp không đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của tòa nhà.
Hệ thống cấp nước gián tiếp với trang bị là một bể chứa. Nước từ bể chứa qua hệ thống cấp nước đến các vị trí cần sử dụng. Hệ thống cấp nước gián tiếp bao gồm các thiết bị chính như máy bơm, đường ống, các loại van, hệ thống ống phụ phân chia từng căn hộ, từng vị trí cần sử dụng nước. Tuy chi phí sử dụng của hệ thống là khá cao nhưng có thể đảm bảo được các hộ dân cư sinh sống trong tòa nhà đều có nước sạch sử dụng.
Thiết kế hệ thống thoát nước tòa nhà cao tầng
Trong hệ thống thoát nước thải, thì có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của từng hộ dân. Cụ thể:
Hệ thống thoát nước thải của tòa nhà cao tầng
Hệ thống thoát nước thải của tòa nhà cao tầng được bố trí lắp đặt tại các tầng hầm của tòa nhà nhằm giúp quá trình thu gom nước thải vào bồn chứa diễn ra thuận lợi hơn. Hệ thống thoát nước thải trong tòa nhà cao tầng còn có chức năng giúp quá trình thoát nước thải bên trong tòa nhà không bị gián đoạn.
Ngoài ra các tòa nhà chung cư cũng nên thiết kế một bể chứa tự hoại, thu gom chất thải từ hệ thống thoát nước xuống. Việc trang bị hệ thống này giúp quá trình xử lý chất thải diễn ra nhanh chóng, kịp thời hơn. Nhờ vậy quá trình thu gom xử lý nước thải sinh hoạt trong tòa nhà cũng không bị gián đoạn.
Đồng hồ nước thải là dạng thiết bị chuyên sử dụng cho hệ thống nước thải của khu công nghiệp, hay các nhà máy hóa chất, khu chung cư cao tầng. Đây là thiết bị không thể thiếu trong nhà máy xử lý nước trước khi vào bể chứa.
Hệ thống thoát nước mưa trong tòa nhà
Nước mưa tại tòa nhà cao tầng có thể từ tầng mái, tại các ban công của căn hộ và hệ thống thoát nước mưa của tòa nhà cao tầng cần có nhiệm vụ thu thập nước mưa rồi dẫn chúng đến mạng lưới thoát nước chung của tòa nhà. Tránh để chúng rơi tự do xuống đất gây nguy hiểm cho con người.
Hệ thống thoát nước mưa của tòa nhà cần đảm bảo đủ các thiết bị sau:
- Máng thu nước từ tầng mái của tòa nhà và các vị trí ban công căn hộ.
- Đường ống thoát nước từ lan can các căn hộ xuống.
- Tấm chắn rác nhằm giữ lại rác, lá cây và cũng là bộ phận hạn chế dòng chảy tốt nhất.
- Đường ống dẫn nước mưa nối xuống đất để thoát nước khu vực.
Ngoài ra hệ thống thoát nước trong tòa nhà còn được trang bị một trụ riêng cho từng hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
Hệ thống thoát nước mưa có hiệu quả giải thoát nước mưa từ tầng mái, các khu vực ban công căn hộ bao gồm cả máng thu thấp nước mưa tầng mái, ống thoát nước tại lan can các tầng, tấm chắn rác nhằm giữ được lượng rác phát sinh. Các bộ phận phễu thu nối giữa tấm chắn, ống đứng nối đất dẫn nước, các ống dẫn nối nước mưa xuống hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt bao gồm ống thoát nước mặt sàn, ống dẫn nước thải từ mặt sàn đến phễu thu, ống dẫn nối từ phễu sàn đến đường ống dẫn nước thải chính. Ngoài ra còn có hệ thống ống, van thoát nước thải sinh hoạt chính là bể tự hoại, chức năng xử lý nước thải, hệ thống thoát nước từ bể tự hoại đến mạng lưới thoát nước chung của khu vực.
Hơn nữa ngoài việc trú trọng đến thiết kế thi công hệ thống cấp, thoát nước, chủ đầu tư tòa nhà cũng thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống để toàn bộ các bộ phận hoạt động ổn định.
Những lưu ý đối với hệ thống cấp thoát nước tại tòa nhà cao tầng
Bộ phận kỹ thuật của tòa nhà phải thường xuyên kiểm tra các cửa cống, xử lý các dấu hiệu tắc nghẽn do rác thải, đồ đạc hay cây cảnh gây nên. Bằng công tác kiểm tra định kỳ, ban quản lý dự án có thể kiểm soát được các sự cố này nhanh chóng, kịp thời đưa ra những biện pháp bảo trì, bảo dưỡng hệ thống dựa trên tình trạng hư hỏng của đường ống vận hành cấp thoát nước trong từng căn hộ.
Tại các tòa nhà chung cư, nắp thoát nước ở sàn nhà cũng được phun thuốc diệt côn trùng theo quy định để ngăn chặn khí thải và côn trùng trong đường ống xâm nhập vào khu dân cư. Các thiết bị vệ sinh bao gồm bồn rửa tay, chậu rửa, bồn tắm, vòi hoa sen, nhà vệ sinh và nắp thoát nước ở sàn nhà phải được gắn chắc chắn với ống xi phông. Để vệ sinh sạch sẽ, mỗi hộ gia đình nên đổ một muỗng cà phê chất tẩy trắng pha loãng theo tỷ lệ 1:99 vào ống thoát nước thải thường xuyên để giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ nhất.
Riêng các thiết bị đường ống thì cần có những phương pháp bảo trì – bảo dưỡng riêng. Đối với van bướm và van bi cần kiểm tra gioăng làm kín, tra dầu bộ điều khiển; Đối với đồng hồ nước thải dạng điện tử thì kiểm tra màn hình, thông số hiển thị bảo đảm báo đúng kết quả.
Yêu cầu đối với các thiết bị cấp nước
Bể chứa nước
Bể chứa thường được đặt dưới tầng hầm và bố trí cách xa các trục đứng, cao độ hợp lý sao cho khi có sự cố vỡ đường ống thì nước không tràn ngược vào bể nước sạch.
Nên bố trí bên ngoài tòa nhà nếu như không gian và diện tích đủ lớn.
Bố trí bể chứa nước sạch trong tầng hầm nhưng phải xa những vị trục đứng, trục chịu lực, miệng bể cao so với nền tối thiểu 200m.
Phòng bơm
Cần bố trí quạt thông gió phù hợp để đảm bảo sự thông thoáng cần thiết cho hệ thống.
Với các phòng bơm lớn cần có sự cách âm phù hợp không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của khu vực xung quanh.
Sàn bơm cần có độ dốc vừa phải để có thể thoát được lượng nước khi có sự cố rò rỉ từ đường ống.
Các bơm cần đặt trên đế cao su hoặc có lò xo hỗ trợ giảm rung.
Bơm dự phòng với phòng bơm
Khi thiết kế phòng bơm luôn cần có bơm dự phòng cho hệ thống để phòng trường hợp có sự cố về bơm xuất hiện.
Khi thiết kế hệ thống điều khiển bơm thì các thiết bị bơm cần hoạt động luân phiên nhanh theo giờ hoặc theo ngày tùy theo yêu cầu của hệ thống và của người quản lý.
Đường ống cấp nước lên mái
Trước và sau khi bơm cấp nước lên mái cần nối mềm để giảm rung cho bơm cũng như hạn chế tiếng ồn phát sinh.
Đừng đẩy của bơm cần lắp đặt van 1 chiều và van chống nước va, giúp thiết bị hoạt động ổn định, bền bỉ hơn.
Hơn nữa cần thiết kế ống nối nước thuận lợi cho quá trình sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống. Chiều dày của ống cần đảm bảo rằng chịu được áp lực lớn của dòng chảy và áp lực lớn của độ cao tòa nhà khi vận hành.
Tank nước trên mái tòa nhà
Cần liên kết với các đơn vị thiết kế kết cấu tòa nhà để tăng khả năng chịu lực cho tank nước trên mái nhà.
Ưu tiên chọn các tank nước nằm ngang trên mái nhà do giá đỡ của đơn vị thường gia công kém chất lượng, đặc biệt là những tank giá đỡ dạng đứng hay có sự cố.
Với nhà ở cá nhân, gia đình nên chú ý nhiều đến chiều cao tank so với thiết bị sử dụng như máy giật, sen tắm. Nếu không đảm bảo được chiều cao tối thiểu thì cần lắp bơm tăng áp giúp lưu nước chảy xuống đủ mạnh.
Hệ thống đường ống cấp nước từ tank xuống các tầng tòa nhà
Trên đường ống cấp nước trục đứng cần lắp van giảm áp để đảm bảo được độ bền cho thiết bị dùng nước trong các hộ gia đình.
Tại vị trí các tầng, các nhà vệ sinh nên lắp khóa nước tổng để tiện dụng cho việc sửa chữa, thay thế thiết bị đường ống dẫn nước khi bị hỏng.
Khi thiết kế hệ thống cấp nước cho tòa nhà cao tầng nên hạn chế tối đa các đường ống nóng lạnh có điểm giao nhau. Vì ở vị trí tường các khu vệ sinh thường là tường 100mm.
>>> Xem thêm: Sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử – đầy đủ kích thước. Hàng nhập khẩu chính hãng, chất lượng cao, luôn có sản phẩm lưu kho.
Yêu cầu với các thiết bị trong hệ thống thoát nước
Ống thoát nước
Khi thiết kế cần tách hoàn toàn các ống thoát nước nhà xí, nhà tiểu, ống thoát nước sàn, thoát nước khu nhà bếp ra với nhau. Tránh hiện tượng thiết kế chung gây tình trạng mùi hôi khó chịu trong nhà.
hệ thống thoát nước trong nhà bếp cần cho vào trục riêng không đi chung với sàn và cần đưa vào hệ thống xử lý mỡ đọng.
Cần thiết kế các bẫy mùi để tránh hiện tượng bốc mùi nghiêm trọng vào mùa hè nóng bức.
Ống thoát nước thải cần kết nối với ống thông hơi, ống thông tắc trục đứng và trục nằm ngang.
Đối với hệ thống thoát trục đứng cần lắp thêm các đoạn giảm tốc để giảm tốc độ dòng chảy xuống.
Khu nhà vệ sinh
Nền nhà vệ sinh càng dốc càng tốt và cần có chống thấm nếu có nhiều ống qua sàn và độc dốc nên đổ về các ống cuối của sàn.
Cách vị trí thoát nước sàn cần hạn chế bố trí gần hộp kỹ thuật để tránh tình trạng thấm vào hộp kỹ thuật gây mất an toàn.
Bố trí quạt thông gió trong nhà vệ sinh, giảm thiểu mùi hôi và tạo độ thông thoáng cho ngôi nhà.
Thông qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến cho các bạn khái quát về hệ thống cấp thoát nước tòa nhà cao tầng và lợi ích của hệ thống tòa nhà nói chung. Hy vọng những thông tin của van nhập khẩu sẽ giúp các bạn cập nhập được thông tin, kiến thức cho mình về lĩnh vực cấp thoát nước trong tòa nhà.