Hệ thống cấp thoát nước
Nước là nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày. Hệ thống cấp thoát nước là hạ tầng không thể thiếu cho đời sống hàng ngày. Vậy bạn đã nắm về hệ thống này chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây của Tuấn Hưng Phát.
Hệ thống cấp thoát nước là gì
Hệ thống cấp thoát nước cung cấp cho người sử dụng biết chủng loại và chất lượng, khối lượng nước cấp; đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người sử dụng. Đồng thời nó cũng đảm nhận công việc thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải của người dùng nhằm loại bỏ ô nhiễm trong nước thải để bảo vệ sức khỏe và chất lượng của người tiêu dùng.
Trong hệ thống cấp thoát nước được phân thành hai loại là hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước. Đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau của hệ thống cấp thoát nước:
- Quy chuẩn về hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình được ban hành theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Theo tiêu chuẩn TCVN 4513-1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Theo tiêu chuẩn TCVN 4474-1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Những hệ thống cấp thoát nước phổ biến
Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hoà và phân phối nước đến đúng đối tượng sử dụng.
Hệ thống cấp nước sạch cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu thụ sản xuất, cần đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng thời giá thành xây dựng và vận hành phải rẻ nhất, thi công thuận tiện, dễ dàng, phù hợp với đặc điểm của công trình, có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa và cơ giới hóa việc khai thác, xử lý và vận chuyển nước…
Nguồn nước của hệ thống cấp nước là một yếu tố quan trọng, có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt, nguồn nước mưa để đáp ứng các nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư. Đối với những nhà máy xí nghiệp nhỏ thì có thể sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cung cấp nước sạch của địa phương.
Sơ đồ mạng lưới cấp nước bao gồm:
- Nguồn nước: Nước ngầm hoặc nước bề mặt.
- Công trình thu + Trạm bơm cấp 1: Thu gom nước từ nguồn và bơm lên trạm xử lý.
- Trạm xử lý: Làm sạch nước nguồn đạt các yêu cầu chất lượng sử dụng.
- Bể chứa nước sạch: Điều hòa lưu lượng giữa các trạm bơm cấp 1 và cấp 2.
- Trạm bơm cấp 2: Đưa nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch đến các mạng lưới tiêu dùng.
- Đài nước: Điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp 2 và mạng lưới tiêu dùng.
- Mạng lưới truyền dẫn và phân phối: Bao gồm mạng cấp 1 truyền dẫn, mạng cấp 2 phân phối và mạng cấp 3 đấu nối với các ống cấp nước.
Phân loại hệ thống cấp nước tùy theo từng đối tượng phục vụ (Hệ thống cấp nước khu công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước đô thị, đường sắt) hoặc theo từng chức năng phục vụ (có thể là hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống cấp nước chữa cháy,hệ thống cấp nước sản xuất).
Để kiểm soát nguồn lưu lượng cấp vào hệ thống, người ta lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng trên hệ thống cấp thoát nước. Bằng cách này, người quản lý nắm được số lít nước hoặc mét khối lưu lượng một cách chính xác.
Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước bao gồm thoát nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất hay hệ thống thoát nước tự nhiên (nước mưa). Các phần cố định của hệ thống thoát nước bao gồm đường ống nước thải, xi phông, hố gas.
Đối với đường ống nước mưa thì tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng có thể thải ra ngoài môi trường tự nhiên hoặc sử dụng làm nước sinh hoạt, sản xuất.
Những lưu ý khi thi công hệ thống thoát nước thải, nước mưa:
- Đấu nối của các đường ống nước thải phải phù hợp với từng loại, ví dụ như nước thải từ bồn rửa không xả ra theo đường ống nước mưa. Đặc biệt là trong các xí nghiệp sản xuất, nhà máy công nghiệp có thể có nhiều hệ thống thoát nước thải khác nhau, tùy thuộc vào tính chất, thành phần, lưu lượng cũng như nhiệt độ của nước thải.
- Đảm bảo các đầu thoát nước thải không bị tắc nghẽn, bị lấp bởi rác và phải có lưới lọc nhằm ngăn rác khỏi tắc đường ống.
- Phải thường xuyên kiểm tra theo định kỳ các đường ống nước thải chôn ngầm dưới đất, ống dẫn chất thải, ống thông gió và ống cống ngầm để đảm bảo hệ thống thoát nước luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt, không bị rò rỉ, tắc nghẽn hoặc hư hỏng.
- Để ngăn chặn khí thải và côn trùng trong đường ống thoát nước thải xâm nhập vào khu dân cư, các thiết bị vệ sinh như bồn rửa tay, chậu rửa, bồn tắm và vòi sen, nhà vệ sinh hay nắp thoát nước ở sàn cần được gắn với ống xi phông (ống xi phông hình chữ U, ống xi phông hình chai hay loại chống chảy ngược). Nếu như không thường xuyên sử dụng thì mỗi tuần nên đổ khoảng nửa lít nước vào đầu ống nước thải. Sau đó, mỗi hộ gia đình đổ thêm một muỗng cà phê chất tẩy trắng được pha loãng theo tỷ lệ 1:99 vào đầu ống nước thải. Đối với nắp thoát nước ở sàn thì cần phun thuốc diệt côn trùng sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
- Các cửa cống cần được bố trí sao cho việc bảo trì được thực hiện thường xuyên và dễ dàng nhất. Không để các vật cản như đồ dùng hay cây cảnh ở khu vực này. Biện pháp ngăn chặn khí thải rò rỉ từ các hố gas bằng cách sử dụng loại nắp cống hai lớp hoặc sửa chữa ở các cạnh của lỗ cống hoặc vết nứt ở các miệng cống.
Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước
Để thiết kế hệ thống cấp nước thì cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đường ống dẫn đến các thiết bị sử dụng nước phải ngắn nhất.
- Thuận lợi cho quá trình vận hành và sửa chữa. Phải bố trí các van khóa tổng, van khóa cho từng khu vực và van khóa cho từng phòng vệ sinh. Vị trí của các van khóa nên đặt ở những không gian thuận tiện cho việc đóng mở van sau này.
- Nên có bể nước ngầm và két nước mái để sử dụng trong trường hợp bị mất nước.
- Với nhà có 1 tầng hay tầng áp mái nên áp lực tĩnh từ két nước xuống thiết bị nhỏ. Do đó nên lắp đặt thêm máy bơm tăng áp để giúp nước chảy mạnh hơn và tắm được bằng vòi hoa sen.
Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước
Để thiết kế hệ thống thoát nước thì cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Đường ống thoát nước nằm ngang cần phải có độ đốc tối thiểu là 1/D (D là đường kính của ống). Ví dụ ống có đường kính D=110 thì độ dốc tối thiểu phải là 0,9%.
- Chỉ được đi đường ống thoát xí, thoát tiểu chung với nhau và phải gom hết vào bể phốt, tuyệt đối không đi chung với hệ thống đường ống khác. Trong trường hợp nhà ở trong khu đô thị có xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung thì có thể dồn vào bể phốt, đưa đến hố gas của tuyến thu gom đô thị để đưa nước thải về nhà máy.
- Đường ống thoát nước thải sàn và thoát nước rửa, thoát bồn tắm, máy giặt cần đi chung với nhau. Tuyệt đối không được đi chung với thoát xí, thoát tiểu và cần đổ ra hố ga ngoài nhà.
- Đường ống thoát nước mưa cần đi độc lập trong trường hợp mưa to sẽ thoát tốt hơn nên không lo nước tràn ngược vào nhà. Bất đắc dĩ mới lắp chung hệ thống thoát rửa, tuy nhiên cần tăng đường kính ống lên để đảm bảo thoát nước tốt.
- Nguyên tắc thông hơi. Đối với các công trình lớn, đường ống dài nên cần thông hơi cả trục và đường ống nhánh. Với công trình nhỏ thì có thể không cần thông hơi nhánh, tuy nhiên bắt buộc trục thoát nước phải được thông hơi lên mái: “Đưa ống lên đến điểm cao nhất của mái”. Đường kính của ống thông hơi lên mái là D60 hoặc D75. Bể phốt bắt buộc phải có ống thông hơi là D75 riêng và đi thẳng lên mái.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị van điều khiển, đồng hồ đo nước thải, phụ kiện đường ống dẫn,…Đảm bảo mua tại các nhà phân phối uy tín để có được chất lượng sản phẩm tốt nhất và hiệu quả làm việc cao nhất.
Lắp đặt, ứng dụng hệ thống cấp thoát nước
Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Quá trình thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước cần được thực hiện theo một trình tự nhất định. Đối với hệ thống cống thoát nước nhà dân, nhà phố, công ty, nhà máy, xí nghiệp thì cần có bản vẽ chi tiết, cụ thể.
Lắp đặt hệ thống cấp nước
Mạng lưới cấp nước bao gồm: Đường ống chính, đường ống nhánh và ống nối phân phối nước, mạng lưới cấp nước chia làm 3 loại.
- Hệ thống cấp nước cụt
Mạng lưới cụt chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo 1 hướng. Dễ dàng tính toán, có tổng chiều dài toàn mạng lưới ngắn, do đó kinh phí đầu tư ít. Tuy nhiên, không đảm bảo an toàn khi cấp nước nếu 1 đoạn ống đầu mạng có sự cố thì toàn bộ hệ thống sẽ mất nước. Thường được sử dụng cho thành phố nhỏ, thị xã, thị trấn không có khu công nghiệp hoặc đối tượng không yêu cầu cung cấp nước liên tục.
- Hệ thống cấp nước vòng
Mạng lưới vòng là mạng lưới đường ống khép kín, trên đó mọi điểm có thể cấp nước từ 2 hoặc nhiều phía. Mạng lưới này đảm bảo an toàn khi cấp nước. Tuy nhiên, do không xác định được chiều nước chảy nên rất khó tính toán thiết kế.
Tổng chiều dài của mạng lưới đường ống lớn dẫn đến chi phí đầu tư và quản lý mạng lưới cao.
- Hệ thống cấp nước hỗn hợp
Mạng lưới hỗn hợp là sơ đồ được sử dụng phổ biến do kết hợp được ưu điểm 2 loại trên. Mạng lưới vòng sử dụng cho cấp truyền dẫn và đối tượng tiêu thụ nước quan trọng. Mạng lưới cụt phân phối cho điểm ít quan trọng.
Lắp đặt hệ thống thoát nước
Quy trình lắp đặt hệ thống thoát nước bao gồm:
+ Khảo sát địa điểm cần lắp đặt đường ống thoát nước.
+ Lắp đặt ống thoát nước.
+ Thu gom nước thải, nước mưa.
+ Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi ra ngoài môi trường.
Ứng dụng của hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước được ứng dụng trong cung cấp nước cho sản xuất, nước cho sinh hoạt và nước cho phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống thoát nước được ứng dụng trong thoát nước thải sinh hoạt, thoát nước thải sản xuất, nước mưa…
Trên đây là một số thông tin về hệ thống cấp thoát nước. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống cấp thoát nước. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để được giải đáp tốt nhất.
Hệ thống cấp thoát nước nhà cao tầng
Hệ thống cấp thoát nước nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng tại các...
Th7