Bạn đã bao giờ biết đến bộ lọc khí nén chưa? Nếu muốn hệ thống khí nén bạn đã lắp đặt hoạt động ổn định và thông suốt thì cần phải có bộ lọc khí nén. Vậy cụ thể chức năng, nguyên lý và cấu tạo của sản phẩm này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được kiến thức cơ bản về thiết bị quan trọng này nhé.
Khái niệm về bộ lọc khí nén là gì?
Bộ lọc khí nén là sản phẩm dùng nhiều trong các hệ thống máy nén khí. Thiết bị được xem là giải pháp nâng cao chất lượng không khí để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.
Hiện trên thị trường có nhiều thương hiệu nổi tiếng cho ra mắt bộ lọc nén khí với chất lượng tốt và giá thành vừa phải như SMC, CKD…phù hợp sử dụng cho các hệ thống khí nén công nghiệp.
Cấu tạo các bộ phận của bộ lọc khí nén
Các bộ lọc khí nén đơn hay đôi thì đều được chia thành 3 bộ phận chính gồm thiết bị bộ lọc, bộ điều áp và bộ phận bình dầu chứa.
Thiết bị lọc khí
Thiết bị lọc khí là bộ phận quan trọng nhất có nhiệm vụ là lọc, tách hơi nước và loại bỏ những tạp chất xuất hiện trong phần không khí trước khi đến vị trí sử dụng.
Quy trình dẫn khí nén ra ngoài vào thông thường cần đi qua các công đoạn như nguồn cấp khí, bộ lọc khí, ống dẫn khí, đầu nối khí.
Mỗi thương hiệu sản xuất sẽ tạo ra các phần tử lọc khí có kích thước khác nhau, vì môi trường làm việc của thiết bị là hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa tính chất các loại không khí cũng không giống nhau nên cần tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người dùng và môi trường sử dụng. Thông thường độ lớn của những sản phẩm này sẽ dao động từ 5 µm đến 70 µm.
Một bộ tách nước trong khí nén thường có hiệu quả lọc khí đến 99.9% với cấu tạo đặc biệt là từ những vật liệu sợi thủy tinh. Ngoài ra còn một số van lọc được làm từ vật liệu tổng hợp như kim loại, giấy…
Bộ điều áp
Bộ điều áp là van điều chỉnh áp suất với mục đích chính là bảo vệ áp suất luôn ở mức ổn định và an toàn tuyệt đối.
Các loại van này được lắp cùng với đồng hồ đo áp nhằm giúp người dùng quan sát được áp suất và chủ động trong việc kiểm soát chúng.
Van điều áp hoạt động khi áp suất đầu ra của hệ thống tăng lên đột ngột so với áp suất điều chỉnh. Lúc này khí nén tác động trực tiếp lên màng van giúp vị trí của kim trục có nhiều thay đổi và đẩy khí nén ra ngoài lỗ xả.
Bình chứa dầu bên trong bộ lọc khí
Bình chứa dầu hay còn là van tra dầu, thiết bị có khả năng hoạt động độc lập hoặc kết hợp thêm với van điều áp, lọc nước để tạo nên một bộ lọc hoàn chỉnh nhất.
Về cơ bản thì nhiệm vụ chính của van tra dầu là bôi trơn, phun dầu vào khí nén đã được lọc sạch dưới dạng sương. Dầu đi theo không khí đến với các thiết bị như xi lanh, khớp nối, làm nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát và làm mát cho thiết bị.
Nguyên lý làm việc của bộ lọc khí
Khí nén khi được cung cấp từ bồn chứa hoặc bình tích khí qua các đường ống dẫn vào bộ lọc. Khí được làm sạch sau đó đi qua cổng để vào thiết bị điều áp. Người vận hành sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi áp suất nếu vượt ngưỡng hoặc không ổn định sẽ được điều chỉnh phù hợp nhất. Sau khi áp suất ở trạng thái bình thường khí nén sẽ đi đến van tra dầu và mang theo các hạt dầu nhỏ li ti đến với các thiết bị làm việc. Đối với những loại khí nén sử dụng bộ lọc thủ công thì nó thường được xả trực tiếp bằng tay. Còn dòng xả tự động thì phao sẽ thực hiện xả chất ra môi trường bên ngoài.
Bộ lọc khí nén có tác dụng loại bỏ các chất bụi bẩn, kim loại nặng, các tạo chất có lẫn trong không khí để cho ra đời một khối lượng không khí sạch hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng và sản xuất.
Không khí đi vào bộ phận lọc khí sẽ tạo ra sự ngưng tụ nước, các hợp chất axit cùng với hidrocacbon ở dạng sương mù để có thể lọc sạch bụi bẩn, đảm bảo chất lượng không khí đầu ra có hiệu suất cao nhất.
Van bi điều khiển khí nén được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hoá khí nén và được sử dụng trong các nhà máy sử lý nước thải, nhà máy hoá chất, ga, xăng dầu, hơi, khí….
Các bộ lọc không khí nổi tiếng trên thị trường
Phân loại bộ lọc không khí theo chức năng và theo khả năng kết nối với hệ thống gồm có:
Phân loại theo chức năng
Bộ lọc không khí dạng hạt: Được thiết kế chuyên dùng trong môi trường làm việc có hạt bụi lớn như sắt, nhôm và nhựa…
Bộ lọc than hoạt tính: Có tên gọi khác là bộ lọc hơi được dùng nhiều trong hệ thống xử lý mùi, các chất hữu cơ khó chịu. Đồng thời có khả năng làm sạch bụi bẩn, hút ẩm và xử lý không khí có mùi cực cao.
Bộ lọc không khí hợp chất: Phù hợp hoạt động trong môi trường có bụi bẩn nhỏ và có thể loại bỏ được hạt bụi kích thước nhỏ dưới 0.1mm.
Bộ lọc lạnh: Thiết bị dùng hiệu quả nhất cho những nơi có nhiệt độ thấp từ 0- 2 độ C.
Bộ lọc nạp khí nén: Thiết bị được dùng nhiều trong môi trường có hóa chất độc hại, giúp giảm thiểu chất độc trước khi thải ra môi trường.
Phân loại theo kiểu lắp đặt chân ren
Bộ lọc khí chân ren ¼: Thiết bị được dùng nhiều trong hệ thống khí nén trung bình và nhỏ.
Bộ lọc khí nén với chân ren ⅜: Vẫn là dòng chân ren 17 phù hợp với các ống nối từ TPC, TPX hay dạng TSC.
Bộ tách nước khí nén dạng ren ½: Với đầu kết nối là phi 21 sản phẩm được xem là một trong những dòng cao cấp của bộ lọc khí nén khi sử dụng.
Van bướm điều khiển khí nén đóng mở rất nhanh thời gian chỉ từ 1 ~ 2s khi van ở chế độ ON/OFF. Đặc biệt hơn nó có thể điều khiển tuyến tính. Điều tiết lưu lượng lớn nhỏ đi qua van bằng cách điều khiển tín hiệu cho van bướm mở một góc nhất định.
Đánh giá ưu nhược điểm của bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén có nhiều chức năng và là thiết bị thông dụng được lắp đặt trong tất cả các hệ thống làm việc vận hành bằng khí nén. Bộ lọc cũng như các thiết bị kỹ thuật khác khi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật cũng như nhược điểm cần khắc phục như:
Ưu điểm
Hầu như các thương hiệu sản xuất bộ lọc khí nén đều cung cấp đa dạng các sản phẩm khác nhau từ chất liệu, chức năng, đảm bảo phù hợp với môi trường và công việc. Như lọc tách nước, lọc nước có chỉnh áp, bộ lọc đôi, chỉnh áp bằng bình dầu…
Thiết kế bộ lọc nhỏ gọn thuận tiện cho quá trình lắp đặt, di chuyển và bảo trì sản phẩm. Với những bộ lọc bình dầu, lọc điều áp bạn có thể tháo rời từng bộ phận để tiến hành sửa chữa.
Các bộ lọc khí nén với cỡ size thông dụng từ 13, 17, 21, 27 và 34 phù hợp đa dạng với bộ máy và công suất khác nhau.
Được biết đến cấu tạo là thép không gỉ nên sản phẩm có độ cứng cáp, khả năng chống chịu tốt và chịu được lực va đập với môi trường.
Bên cạnh đó sản phẩm còn có thể làm việc được trong môi trường áp lực cao, nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
Bộ lọc có giá thành phải chăng là lựa chọn tốt nhất dành cho khách hàng muốn nâng cao chất lượng khí nén tốt hơn.
Hiện nay các dòng bộ lọc khí nén đều có thể làm sạch khí nén với hiệu quả 99,99% đảm bảo được các yêu cầu trong làm việc với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Nhược điểm
Đi cùng với ưu điểm của bộ lọc là nhược điểm mà khách hàng nên lưu tâm để cải tiến bộ lọc không khí.
Bộ lọc khí nén được xả ra ngoài từ điều áp của thiết bị khi truyền ra ngoài môi trường bên ngoài thường tạo ra tiếng rít lớn có thể gây nên ồn ào và gây khí chịu cho người vận hành.
Bộ lọc khí nén khi được lắp đặt ở bên ngoài máy nén khí hay trên các ống dẫn sẽ khi có sự va chạm mạnh có thể dẫn đến tình trạng nứt vỡ nghiêm trọng.
Khách hàng cần am hiểu nhiều về thiết bị cũng như hệ thống khí nén mới có thể tự vận hành thiết bị hiệu quả, đảm bảo được hiệu quả công việc.
Trên thị trường hiện nay cũng có đa dạng các sản phẩm bộ lọc khí của nhiều hãng sản xuất khác nhau nên mang đến nhiều sự lựa chọn khó khăn cho người dùng.
>> Tham khảo thêm: muốn bộ lọc khí nén của bạn hoạt động hiệu quả hơn, bạn có thể xem thêm về thiết bị bộ chia khí nén. Nó có khả năng hỗ trợ giúp hệ thống khí nén vận hành ổn định nhất.
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng bộ lọc khí nén
Để có thể kéo dài tuổi thọ của bộ lọc khí nén thì cần biết sử dụng và lắp đặt đúng cách. Chính vì thế bạn cần chú trọng đến các vấn đề như:
Người dùng cần nắm được cách lắp bộ lọc khí nén thế nào hiệu quả, xem xét kỹ và lắp đặt bộ lọc khí nén theo đúng chiều dòng chảy theo quy định. Đồng thời nên tiến hành vệ sinh, xả cặn trong chén lọc thường xuyên để thiết bị hoạt động hiệu quả, ổn định.
Khí nén thường được thoát ra ngoài do van điều áp lắp ngược chiều, chính bởi vậy hãy đảm bảo rằng van điều áp luôn được lắp đặt chính xác vào hệ thống khi vận hành. Ngoài ra cần cài đặt sẵn mức áp suất cho hệ thống khi vận hành.
Trong trường hợp bộ lọc không thực hiện được nhiệm vụ tách bẩn, chất cặn ra khỏi không khí thì bạn cần thay van xả cặn mới bằng tay và vệ sinh cốc lưới lọc trước khi sử dụng tiếp. Hoặc cũng có thể là do bạn đã lắp cốc lọc ngược chiều với dòng chảy nên thiết bị không hoạt động đúng cách được.
Trên đây là toàn bộ thông tin của bộ lọc khí nén, để vận hành tốt các thiết bị bộ lọc khí người dùng cần am hiểu về thiết bị này và sử dụng tốt linh kiện này. Mỗi công việc, môi trường làm việc khác nhau sẽ có một thiết bị được lựa chọn phù hợp và cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo được yêu cầu vận hành. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị phù hợp.