Nhựa Pvc, upvc là gì? Thành phần và nguồn gốc của nhựa

Nhựa Pvc, upvc là gì? Thành phần và nguồn gốc của nhựa

Nhựa PVC là gì?

Nhựa PVC có tên đầy đủ là PolyVinyl Clorua là một loại nhựa dẻo được tạo thành nhờ phản ứng hóa học trùng hợp Vinyclorua (CH2=CHCl). Dựa vào tính chất, PVC được chia thành nhiều loại: PVC – P là nhựa dẻo, PVC – U là nhựa cứng, PVC – O là định hướng phân tử, PVC – M là PVC biến đổi.

Nhựa PVC có khả năng chịu bền, chống ăn mòn khá tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Khả năng chống cháy, cách điện có thể chịu được cường độ điện lớn mà không phá vỡ cấu trúc, kháng hóa chất tốt. Ngoài ra nhựa PVC cũng có khả năng uốn dỏ, dẫn nhiệt, giãn nở cực tốt.

Nhựa uPVC là gì?

Nhựa uPVC hay còn gọi là nhựa cứng có tên đầy đủ là  PolyVinyl Clorua unplasticized  là một dạng nhựa PVC cứng không sử dụng chất hóa dẻo. Về độ bền, uPVC còn bền hơn cả PVC hay ABS vì không chứa loại chất hóa dẻo, so với nhôm và sắt có thể xếp hàng ngang nhau. Do đó, hiện nay loại nhựa này được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…

Về tính chất, nhựa uPVC có khả năng kháng hóa học cao trong điều kiện nhiệt độ tối đa là 60 độ C và áp lực tối đa 450 PSI. Ở điều kiện nhiệt độ cao không bị biến dạng, làm việc tốt trong môi trường khắc nghiệt, chống ăn mòn cực tốt. Đặc biệt, nhựa uPVC không phân hủy sinh học nhưng có thể tái sử dụng lại với tuổi thọ lên đến 280 năm.

Nguồn gốc của nhựa

Về nguồn gốc của nhựa, theo nghiên cứu khoảng 200 năm trước vào năm 1835 nhà khoa học vật lý người Pháp Henri Regnault đã tạo ra vinylclorua (VC) – thành phần chính của PVC. Sau đó đến năm 1872, một nhà khoa học khác người Đức Eugen Baumann đã phát hiện ra PVC khi đưa ống nghiệm có chứa VC (Vinclorua) ra bên ngoài phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, PVC được phát hiện ở thời điểm đó chỉ có dạng bột màu trắng và bản chất hóa học chưa được xác định. Đến năm 1912, tức là khoảng 40 năm sau một nhà hóa học hữu cơ người Nga Iwan Ostromislensky đã tìm ra PVC và được thế giới công nhận. Cùng năm đó Fritz Klatte người Đức đã công bố quy trình sản xuất PVC. Thế nhưng, PVC này khá cứng, khó gia công nên cũng không được quan tâm, ứng dụng nhiều.

Mãi đến năm 1926, một tiến sĩ người Mỹ Waldo Semon đã nghiên cứu ra phương pháp hóa dẻo PVC. Đây chính là bước đột phá mới trong lịch sử hình thành và phát triển của nhựa PVC. Tiếp sau đó, nhiều nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu và đưa ra được các sáng chế ổn định cho PVC.

Đến năm 1937, PVC đã được sản xuất, sử dụng rộng rãi trong công nghiệp với quy mô hoàn chỉnh nhất là ở Đức sau đó đến Mỹ. Và sau đó, bên cạnh PVC lần lượt cũng có những loại nhựa khác ra đời như Upvc, Cpvc, PPR, PPH…Hiện tại, PVC hay uPVC, PPR… đã trở thành những vật liệu được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Điểm khác nhau giữa nhựa PVC và nhựa uPVC

Về thành phần cấu tạo

Nhựa PVC có chứa thành phần Phthalates và BPA, 57% Clo có nguồn gốc từ muối thông thường, công thức hóa học cụ thể là CH2=CHCl. Nhựa PVC không có phản ứng với nước và hóa chất, cách điện cách nhiệt tốt, ngoài ra nó còn rất an toàn cho người sử dụng. Quan sát bên ngoài, PVC có dạng bột màu trắng hoặc vàng hổ phách cũng có thể là không màu với 2 dạng huyền phù và nhũ tương.

Nhựa uPVC là một dạng của PVC, còn được gọi là nhựa cứng với thành phần cấu tạo không có chất phụ gia hóa dẻo. Do đó, loại nhựa này có độ cứng cao hơn, không thể uốn dẻo, làm việc tốt trong điều  kiện nhiệt độ cao và có thể tái sử dụng. Đặc biệt, uPVC rất thân thiện với môi trường và không có hóa chất gây hại cho sức khỏe con người.

Lịch sử hình thành

PVC được các nhà khoa học nghiên cứu và ra đời trước một khoảng thời gian khá dài so với uPVC. Về cơ bản uPVC là bước cải tiến của PVC trong ngành sản xuất nhựa. Cụ thể, đó là khắc phục những hạn chế, nhược điểm của PVC, phát triển những ưu điểm vốn có. Ví dụ như không chứa hóa chất độc hại, chống chảy tốt, chống ăn mòn, chống biến dạng…

Ứng dụng của nhựa PVC

Về ứng dụng, nhựa PVC và nhựa uPVC có những tính chất khác nhau vậy nên ứng dụng cũng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể;

  • Nhựa PVC được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, trong nông nghiệp, thiết kế nội thất. Ví dụ như sản xuất các loại van công nghiệp, đường ống dẫn nước, chế tạo vật tư ngành nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất, may mặc, chế tạo vỏ cáp dây điện, hàng không…
  • Nhựa uPVC được sử dụng phổ biến trong sản xuất các loại đường ống cấp thoát nước sạch, xử lý nước thải… trong các khu công nghiệp, khu dân cư, các nhà máy sản xuất…

Tổng kết

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin chi tiết về nhựa PVC và uPVC cùng nguồn gốc, lịch sử hình thành. Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích từ đó giúp quý khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *