Xử lý nước thải có độ mặn như thế nào? Phương pháp 2022

Xử lý nước thải có độ mặn như thế nào?

Do tình trạng biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng nên tình trạng băng tan, mực nước biển dâng cao đang trở nên nghiêm trọng và là điều đáng quan tâm của nhiều người. Đặc biệt là những khu vực ven biển phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn kéo dài kèm theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là tình trạng nước nhiễm mặn đang là vấn đề nghiêm trọng trong vài năm trở lại đây. Vậy nguyên nhân của nguồn nước nhiễm mặn là gì? Các xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất hiện nay.

Nước nhiễm mặn là gì?

Nguồn nước nhiễm mặn là hiện tượng trong nước có nhiều thành phần NaCl tăng cao vượt quá mức >300mg/lit, theo đúng quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT. Hàm lượng muối này được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt)/ phần triệu (ppm) /phần trăm (%)/ hoặc g/l.

Theo đúng QC 01 được đưa ra bởi Bộ Y tế thì độ mặn trong nước sinh hoạt ăn uống là 250mg/l trở xuống và riêng với khu vực ven biển và hải đảo là 300mg/l trở xuống. Vì thế trong trường hợp nếu thấy nước có vị mặn thì hãy tiến hành thử nghiệm bằng máy để kiểm tra chính xác nhất nhé.

Nước thải nhiễm mặn nguyên nhân chính do đâu?

Nguồn nước thải nhiễm mặn có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh của con người như:

Hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt của con người

Nước thải hình thành từ vùng ven biển, hải đảo do thiếu nước ngọt nên người dân chăn nuôi thường lấy nước mặn vệ sinh sau đó dùng nước ngọt tráng qua. Và trong thành phần của nước thải dạng này cũng có hàm lượng COD, BOD cao, ngoài ra còn có nước thải hữu cơ lẫn trong nguồn nước thải nhiễm mặn.

Đặc biệt nước thải nhiễm mặn hình thành trong giai đoạn nuôi trồng thủy hải sản, với lượng nước thải đưa vào nuôi trồng tôm, cua, cá và phát thải ra có kèm lẫn trong nước là hàm lượng thức ăn photpho, nito, các chất cặn lơ lửng trong nước.

Nước thải công nghiệp bị nhiễm mặn

Nguyên nhân chính của nước thải nhiễm mặn này là do quy trình chế biến thủy hải sản của nhà máy trong giai đoạn xử lý ban đầu thải ra. Hay sử dụng nước muối để bảo quản cũng làm phát sinh nguồn nước thải nhiễm mặn số lượng lớn.

Yêu cầu cần xử lý nước thải nhiễm mặn

Nước thải nhiễm mặn là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng ăn mòn các loại vật liệu khác nhau.

Nước thải nhiễm mặn nếu không được xử lý triệt để thải ra ngoài môi trường có thể gây ra tình trạng nhiễm mặn nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng đất và gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người.

Ngoài ra nguồn nước thải nhiễm mặn này còn gây ảnh hưởng tiêu cực hệ sinh thái trong nước gồm vi sinh vật.

Những phương pháp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả nhất

Hiện nay có 4 cách xử lý nước nhiễm mặn được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp với từng nguồn nước khác nhau.

Phương pháp xử lý mặn bằng chưng cất nhiệt

Với cách làm này nước thải sẽ được xử lý bằng tác động nhiệt thông qua quá trình đun nấu. Hệ thống xử lý nước sẽ đun sôi để nước thải bốc thành hơi. Lúc này hơi nước thoát ra qua đường ống, sau đó sẽ ngưng tụ lại thành dạng lỏng và phần còn lại được thu gom lại phục vụ cho các mục đích tiếp theo.

Điểm nổi bật của cách làm này là có thể áp dụng được cho các loại nước có độ mặn khác nhau, tuy nhiên nhược điểm là chi phí đầu tư hệ thống tốn kém kinh phí, thời gian. Vì thế dù mang lại hiệu quả cao nhưng lại được ít doanh nghiệp đầu tư thực hiện.

Biện pháp xử lý nước mặn bằng cách điện phân

Đây là các loại bỏ ion natri và clo trong nguồn nước ra ngoài với mục đích chính là làm giảm độ mặn của nước thải. Nguồn nước không chứa Nacl hoặc có nồng độ NaCl giảm sẽ hạn chế tác động tới môi trường khi xả thải ra ngoài.

Các thiết bị điện phân có cấu tạo chính 2 phần, đó là thanh than chì hoặc dây sắt có thể dẫn điện. Bên ngoài lớp điện cực cacbon để tạo thành 2 điện cực âm dương. Để điện phân chỉ cần cho thiết bị kết nối với nguồn điện một chiều là được. Khi điện áp chênh lệch giữa 2 dây sẽ hình thành nên điện cực hút lấy ion Na và Cl.

Cách làm này được được đánh giá cao về hiệu quả, kết quả xử lý mặn nhanh, tuy nhiên chỉ được áp dụng cho quy mô nhỏ tiêu tốn nhiều điện năng để vận hành.

Phương pháp xử lý nước mặn thẩm thấu ngược

Sử dụng màng thấm ngược RO là giải pháp tối ưu nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi đây là một trong những biện pháp phổ biến nhằm xử lý nước nhiễm mặn đơn giản. Màng RO với kích thước lỗ lọc nhỏ giúp loại bỏ phân tử muối trong nước, vận hành các máy tăng áp đẩy nước qua màng lọc. Các cặn bẩn và ion muối bị giữ lại và thải ra ngoài để nguồn nước sau xử lý có độ ngọt đạt chuẩn.

Tuy nhiên khi áp dụng cách làm này người vận hành cần kiểm tra, thay màng lọc thường xuyên để tránh các cặn bẩn bám trên màng lọc gây bí tắc và xuống cấp nghiêm trọng. Vì thế cần kiểm tra, thay thế thường xuyên nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong xử lý mặn.

Biện pháp xử lý nước mặn bằng vi sinh

Môi trường nước nhiễm mặn có nhiều phương pháp xử lý hiệu quả, nhưng xử lý nước bằng phương pháp vi sinh hiện nay cũng được áp dụng nhiều do đơn giản và dễ áp dụng. Các vi sinh vật được sử dụng là vi sinh vật chịu mặn thường là Halotolerant, Halophilic… Đây là những dòng vi sinh vật ăn muối để tăng trưởng. Vì thế khi bổ sung chúng sẽ làm giảm đi độ mặn trong nước.

Ưu điểm nổi bật của các làm này có hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và có khả năng ứng dụng trong những hệ thống xử lý nước nhiễm mặn lớn. Tuy nhiên cần sự vận hành động bộ đạt chuẩn nhằm giúp vi sinh vật sinh trưởng phát triển ổn định.

Hy vọng với 4 phương pháp xử lý nước thải nhiễm mặn trên đây sẽ giúp doanh nghiệp chọn được phương pháp xử lý phù hợp nhất với nguồn nước thải. Nếu bạn đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải và cần hỗ trợ về phụ kiện đường ống, thiết bị van công nghiệp hãy liên hệ ngay đến Tuấn hưng Phát để chúng tôi hỗ trợ bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *