Xử lý nước thải mực in giải pháp mới nhất năm 2022

Xử lý nước thải mực in

Trong vài năm gần đây Việt Nam đã thành công vững mạnh trong các ngành công nghiệp. Trong đó ngành in ấn cũng có nhiều thành công đáng kể, đi cùng với đó là chất lượng nguồn nước thải đáng báo động với nhiều thành phần gây ô nhiễm đặc trưng. Vậy nguồn nước thải ngành in ấn có những thành phần chính nào, cách xử lý nước thải in ấn hiệu quả nhất hiện nay.

Thông tin về nước thải in ấn

Nước thải in ấn được phát sinh ra từ các quá trình sản xuất mực in, trong thành phần chính của nước thải gồm có các chất thải hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và một số loại chất béo chứa nhiều thành phần dầu mỡ cùng các thành phần kim loại nặng hòa tan trong nước. Chính vì thế nên nước thải in ấn được đánh giá là dòng chất thải nguy hại với môi trường và con người.

Nước thải mực in phát sinh từ việc sản xuất, làm sạch thiết bị máy móc… Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân sinh sống và làm việc trong nhà xưởng.

Thành phần đặc trưng của nước thải mực in

Nước thải mực in phát sinh từ các công đoạn sản xuất, vệ sinh máy móc, cùng với nước thải vệ sinh của công nhân thì thành phần của nước thải mực in có nhiều chất khác nhau. Vì thế loại nước thải công nghiệp này khó được xử lý sinh học.

Thành phần chất ô nhiễm hữu cơ do nguyên liệu sản xuất của nhà máy sử dụng bột màu hữu cơ. Chất hữu cơ trong nước thải có nguy cơ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan nhằm phân hủy các chất hữu cơ.

Chất ô nhiễm N- và tổng hàm lượng SS cao trong nước nên dẫn đến tình trạng lắng cặn ở nguồn nước

Độ màu trong nước cao: Độ màu trong nước thải làm hạn chế độ sâu tầng nước khi có ánh sáng chiếu xuống. Vì thế có thể ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại tảo, rong, rêu… Đồng thời có thể ảnh hưởng tiêu cực về mặt cảm quan, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy hải sản, du lịch và hệ sinh thái nước cấp.

Ngoài ra nước thải ngành in còn có hàm lượng kim loại nặng lớn, cùng với BOD, COD, dung môi hữu cơ và chất rắn lơ lửng trong nước.

Ảnh hưởng của nước thải mực in với môi trường

Trong quá trình phát triển của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa thì ngành công nghiệp in ấn cũng đang dần phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó nước thải mực in cũng là nguồn nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất có nhiều thành phần gây ô nhiễm cực cao. Vì thế đây là nguồn nước thải khó xử lý và cũng gây ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất đến môi trường và con người.

Nước thải mực in có độ màu cao, nguồn gốc của nước thải mực in có nhiều hàm lượng SS, COD, BOD, pH không ổn định, độ màu cao… Chính vì thế nguồn nước thải này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sống của các loài thực vật thủy sinh, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Do đó các doanh nghiệp thường sử dụng hóa chất để xử lý nước thải công nghiệp in ấn.

Nước thải mực in ấn có độ màu cao và chất hữu cơ cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn đầu ra. Vì thế nguồn nước này nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, làm giảm nồng độ oxy hóa trong nước bởi các vi sinh vật trong nước luôn sử dụng oxy hòa tan để thủy phân chất hữu cơ.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải mực in ấn

Bể thu gom

Nước thải đầu vào được đưa qua song chắn rác và đến bể thu gom. Tại bể thu gom có song chắn rác nhằm loại bỏ tạp chất thô trong nước nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn đường ống và hệ thống máy móc xử lý nước thải. Nước thải sau qua song chắn rác đến bể điều hòa có máy khuấy chìm hòa trộn đồng đều lượng nước thải trên toàn diện tích bể.

Tại bể điều hòa

Trong bể điều hòa có máy khuấy trộn chìm hoạt động liên tục tạo sự đồng đều cho nước thải và ngăn chặn tình trạng lắng cặn xuất hiện. Đồng thời có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước.

Ngoài ra trong đoạn cuối bể điều hòa còn bố trí thêm 2 máy bơm nước qua bể trộn phèn. Trong bể trộn phèn có lắp đặt các thiết bị khuấy trộn nhằm tạo dòng chảy rối với mục đích chính là hòa trộn đều lượng phèn với nước thải. Tiếp tục đưa nước thải qua bể phản ứng

Tại bể phản ứng

Sau khi hỗn hợp nước thải đều nhau thì được đưa đến bể phản ứng với nhiệm vụ ngăn phản ứng hình thành các bông cặn li ti khắp diện tích bể. Đặc biệt dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống cánh khuấy bằng motor với tốc độ chậm giúp các cặn bông li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần tỷ lệ các bông cặn. Sau đó hỗn hợp nước này sẽ chuyển sang bể lắng

Trong bể lắng

Phần  bùn trong nước thải sẽ được giữ lại ở đáy bể lắng, lượng bùn này được bơm qua bể nén bùn, sau đó đưa vào máy ép bùn để đem xử lý định kỳ. Phần nước trên mặt bể được thu gom và bơm qua bể ổn định lại hàm lượng pH trong nước trước khi đưa vào bể sinh học SBR.

Tại bể sinh học SBR

Trong bể này thực hiện 3 giai đoạn xử lý nước, giai đoạn 1 nước thải được bơm đầy vào bể, giai đoạn 2 sục khí, bổ sung dưỡng chất cho vi sinh vật sinh trường để phân hủy chất hữu cơ. Giai đoạn 3 là cho hệ thống ngừng vận hành để thực hiện quá trình lắng.

Tương tự như trong bể lắng thì các chất hữu cơ bị phân hủy có khả năng giữ lại trong đáy bể và xả thải theo quy định định kỳ. Phần nước sau khi lắng cặn được đưa qua bể khử trùng. Dung dịch sử dụng trong bể khử trùng là NaOCl nhằm xử lý nước sạch, tiêu diệt khuẩn gây bệnh trong nước để xả thải ra môi trường đảm bảo đúng yêu cầu của QCVN 40: 2011/BTNMT.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải mực in

Sử dụng dễ dàng, ít tốn kém diện tích xây dựng và chi phí đầu tư.

Quá trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống vận hành đơn giản, dễ thực hiện.

Hệ thống xử lý nước thải thiết kế theo từng hạng mục khác nhau nên dễ dàng cải tạo, nâng cấp các vị trí khi có sự cố.

Nguồn nước sau khi xử lý đạt được đúng yêu cầu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nước thải mực in và hệ thống xử lý nước thải mực in. Nếu bạn đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải này cần hỗ trợ về phụ kiện đường ống, van công nghiệp có thể liên hệ van nhập khẩu để được hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *