Vi sinh vật là gì? Đặc điểm chung của vi sinh vật

Vi sinh vật là gì? Đặc điểm chung của vi sinh vật

Khái niệm vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật bao gồm tất cả các loại sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ, nhân thực, chúng có kích thước nhỏ, phải sử dụng kính hiển vi để quan sát bởi không thể quan sát bằng mắt thường.

Khi nghiên cứu về vi sinh vật, các nhà khoa học cần phải áp dụng phương pháp nuôi cấy vô khuẩn. Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn (bao gồm cả cổ khuẩn), nấm, tảo và nguyên sinh động vật. Đáng chú ý, vi sinh vật là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên ở Trái Đất.

Các loại vi sinh vật phổ biến nhất hiện nay

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis

Đây là loại vi khuẩn gram dương, hình que, di động tạo trong cơ thể ở dạng tinh thể có bản chất protein. Nếu các loại côn trùng khi ăn phải loại vi khuẩn này, tinh thể của vi khuẩn sẽ phân huỷ thành dạng protein gây độc hoạt động của côn trùng, khiến chúng có hiện tượng chán ăn và chết dần.

Nấm (vi nấm)

Nấm là vi sinh vật khá quen thuộc và được sử dụng trong nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Một số nấm được ứng dụng trong nông nghiệp như: Nấm bạch cương, giống nấm Trichoderma spp.

Xạ khuẩn

Xạ khuẩn có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, nấm gây bệnh và có khả năng kích thích sinh trưởng cho các loại cây trồng.

Đặc điểm chung của vi sinh vật

Kích thước nhỏ bé

Mắt của con người rất khó thấy được rõ những vật nhỏ hơn 1mm. Vi sinh vật thường được tính bằng đơn vị micromet. 1 micromet = 10-3mm. Do kích thước nhỏ bé nên diện tích bề mặt của tập đoàn vi sinh vật là rất lớn. Ví dụ như số lượng cầu khuẩn chiếm thể tích 1cm3 có diện tích là khoảng 6m2..

Hấp thụ, chuyển hóa nhanh

Vi sinh vật có thể là loại nhỏ bé nhất các loại nhưng năng lực hấp thu và chuyển hóa của chúng là rất cao. Ví dụ như vi khuẩn lactic (Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải lượng đường Lactose zơ nặng hơn 1000-10.000 lần so với khối lượng cơ thể của chúng. Năng lực chuyển hóa sinh hóa mạnh mẽ của vi sinh vật có thể dẫn đến các tác dụng lớn trong thiên nhiên và đời sống hàng ngày.

Sinh trưởng và phát triển mạnh

So với các loại vi sinh vật khác thì có độ sinh trưởng và phát triển mạnh. Vi khuẩn Escherichia coli trong điều kiện phù hợp từ 12-20 phút lại phân cắt 1 lần. Nếu lấy thời gian thế hệ là 20 phút thì mỗi giờ sẽ phân cắt 3 lần, 24 giờ sẽ phân cắt 72 lần, từ 1 tế bào ban đầu sẽ sinh ra 4.722.366.500.000.000.000.000 tế bào (nặng 4722 tấn). Thời gian sinh sản của nấm men Saccharomyces cerevisiae là khoảng 120 phút, tảo Chlorella là 7 giờ, vi khuẩn lam Nostoc là 23 giờ.

Thích ứng tốt, dễ phát sinh các biến dị

Phần lớn vi sinh vật có thể giữ nguyên sức sống trong điều kiện nhiệt độ nitơ lỏng (-196 độ), thậm chí nhiệt độ của Hydro lỏng (-253 độ). Một số loại vi sinh vật có thể thích nghi với độ mặn 32%. Vi khuẩn thiobacillus thiooxidans có thể sinh trưởng trong điều kiện pH = 0.5, Thiobacillus denitrificans phù hợp phát triển trong điều kiện pH = 10.7.

Phân bố rộng, nhiều chủng loại

Vi sinh vật có mặt ở mọi nơi trên trái đất. Trong đường ruột của người thường không dưới 100-400 loài vi sinh vật khác nhau, chiếm 1/3 khối lượng khô của phân. Chiếm số lượng nhiều nhất trong đường ruột người là chủng Bacteroides fragilis, chúng đạt đến số lượng 1010 – 1011/gr phân (gấp 100 – 1000 lần số lượng vi khuẩn E. coli).

Vi sinh vật có vai trò gì?

  • Chuyển hóa và tái tạo chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng. Như quá trình: Cố định đạm (chuyển hóa nitơ thành hợp chất của nitơ), cộng sinh (ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật có hại), phân giải cellulose (thực hiện bởi vi khuẩn hiếu khí).
  • Giảm tình trạng nhiễm độc của đất gây ra bởi làm dụng chất hữu cơ hóa học, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Những hợp chất này có ảnh hưởng lớn đến các dạng sống có lợi cho đất (các dạng sống cao hơn).
  • Vi khuẩn và nấm men và nấm mốc được sử dụng để chế biến thực phẩm lên men (dưa, tương, giấm, rượu,..).
  • Vi khuẩn có thể sử dụng trong việc sản xuất thuốc trị bệnh. Cụ thể như insulin hoặc cải thiện sinh học đối với chất thải độc hại.

Ứng dụng của vi sinh vật trong nông nghiệp ra sao?

Đối với trồng trọt

Vi sinh vật được sử dụng trong trồng trọt như một biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để ủ và sản xuất các loại phân hữu cơ vi sinh.

Đối với chăn nuôi

Vi sinh vật sử dụng để giúp khử mùi hôi của chuồng trại, làm đệm lót sinh học cho gia súc, gia cầm; giúp chúng tăng nhanh về trọng lượng, sức đề kháng, sức chống chịu với các loại bệnh tật.

Bài viết trên đã phần nào chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về vi sinh vật là gì? Đặc điểm chung của vi sinh vật, những ứng dụng trong nông nghiệp. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Tuấn Hưng Phát để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Xem thêm: Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *