Chất thải rắn là gì? Phân loại và xử lý hiệu quả

Chất thải rắn là gì? Phân loại và xử lý hiệu quả

Trong số các chất rắn được con người xả ra hàng ngày thì bạn có biết chất thải rắn bao gồm những loại nào, chúng được phân loại ra sao và quy trình xử lý như thế nào không? Để có thể xác định được đúng các loại chất thải và quy trình xử lý chất thải rắn phù hợp, hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là những chất thải ở dạng rắn được thải ra môi trường. Các chất thải này được thải ra môi trường từ nhiều nguồn khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động khác. Các quá trình như lao động, sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh đều có thể tạo ra những chất thải rắn.

Chất thải rắn có tính chất thế nào?

Khi tính toàn những yếu tố về công nghệ cho quá trình xử lý chất thải rắn thì người ta thường quan tâm đến một số tính chất của nó như: Kích thước trung bình, độ ẩm, độ xốp, tỷ trọng… Trong trường hợp áp dụng công nghệ nhiệt phân thì người ta thường quan tâm đến các tính chất khác của chất thải rắn như độ tro, nhiệt trị, nhiệt dung riêng, độ cháy….

Các nguồn phát sinh ra chất rắn thải

Chất thải rắn chủ yếu được phát sinh từ những nguồn sau:

  • Từ khu dân cư: Gồm các khu dân cư tập trung, các hộ dân cư tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là thực phẩm dư thừa, gỗ, thủy tinh, nhựa, cao su,… và một số chất độc hại nguy hiểm khác.
  • Từ các động thương mại: Nhà hàng, cửa hàng, siêu thị, chợ, văn phòng cơ quan, khách sạn,…Nguồn rác thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm, giấy, carton….)
  • Các cơ quan, công sở: Bệnh viện, trường học, các cơ quan hành chính: Rác thải tượng tự như các khu dân cư và các hoạt động thương mại nhưng có khối lượng ít hơn.
  •  Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà ở, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ công trình cũ. Rác thải này mang tính đặc trưng riêng trong xây dựng như sắt thép vụn, gạch vỡ, bê tông, các sỏi, vôi vữa, xi măng, đồ dùng cũ không sử dụng đến….
  • Các dịch vụ công cộng tại các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chinh tu công viên, bãi biển…
  • Quá trình xử lý nước thải.
  • Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Tác hại mà rác thải rắn gây ra

Tác hại gây ra cho con người

Chất thải rắn có khả năng làm gia tăng sự lây truyền một số bệnh lý có nguồn gốc từ ruồi, muỗi… Một số bệnh lý điển hình gây ra do chất thải rắn như bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, dị ứng, bệnh về da, mắt, đặc biệt rác thải rắn cũng có thể gây ra các bệnh ung thư và thần kinh…

Tác hại gây ra cho môi trường

Nếu rác thải rắn không được xử lý đúng quy trình kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, nước ngầm,… từ đó làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm cây trồng và nguồn nước uống.

Bên cạnh đó, việc đốt rác không được kiểm soát tại các bãi chứa rác có thể gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loại sinh vật khác.

Phân loại chất thải rắn

Phân loại theo nguồn gốc

Tương tự như các loại chất thải khác, chất thải rắn cũng được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể:

Chất thải rắn sinh hoạt

Những chất thải rắn này được thải ra môi trường từ quá trình sinh hoạt của con người. Bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn gây hại từ các hộ gia đình hay cơ sở công cộng.

Chất thải rắn công nghiệp

Những chất thải rắn này phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp,… Do đó, chất thải tồn tại ở dạng phế phẩm và phế liệu mà doanh nghiệp thải ra môi trường. Khi không thể tận dụng trong mục đích sản xuất thì các chất thải đó được loại bỏ.

Một số chất thải rắn công nghiệp có thể kể đến như:

  • Rác thải từ công nghiệp gia công cơ khí, luyện kim, dệt nhuộm, xi mạ.
  • Rác thải từ quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm.

Chất thải rắn nông nghiệp

Chất thải rắn nông nghiệp phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chất thải rắn này lại được chia thành:

  • Chất thải rắn trong chăn nuôi như kim tiêm, vỏ chai đựng thuốc thú y, thức ăn gia súc bị thừa, xác động vật chết,…
  • Chất thải rắn trong trồng trọt như rơm rạ, trấu, chai lọ thuốc diệt sâu bọ….

Chất thải rắn y tế

Những chất thải rắn y tế thường phát sinh sau quá trình hoạt động của chuyên môn trong lĩnh vực y tế. Có thể kể đến như:

  • Găm kim, bông.
  • Chất thải từ kim tiêm thuốc, dây chuyền thuốc.
  • Vật tư y tế bị loại bỏ sau quá trình sử dụng.

Chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ việc phá bỏ, cải tạo các hạng mục cũ hoặc xây mới. Một số chất thải rắn trong xây dựng điển hình như gạch, đá, vôi, bê tông, sành sứ,…

Chất thải rắn đô thị

Đây là chế phẩm từ các đô thị, khu dân cư với chất thải sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động thương mại với các công việc, ngành nghề khác nhau. Cụ thể như:

  • Trường học, bệnh viện…
  • Các hoạt động nông nghiệp, nhà máy công nghiệp, dịch vụ công cộng.
  • Nhà máy xử lý, công trình xây dựng.

Phân loại theo mức độ nguy hại

Bao gồm có chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại. Các chất thải nguy hại nếu không được xử lý đúng cách, nhanh chóng thì chúng có thể tác động, gây hại đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến nguồn đất, nước, không khí,… Một số chất thải rắn nguy hại như kim tiêm, máy móc phóng xạ hạt nhân, niken, mạch điện tử, đầu đạn, pin….

Quy trình xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn có mức độ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đối với môi trường, do đó nếu không tuân thủ đúng quy trình xử lý chất thải rắn và quy định của pháp luật thì đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đe dọa đến sức khỏe con người. Toàn bộ quy trình xử lý chất thải rắn của doanh nghiệp cần được thực hiện theo đúng quy trình xử lý sau:

  • Bước 1: Thu gom từ các nguồn và phân loại chất thải rắn.
  • Bước 2: Tiến hành tổng hợp lại và thanh toán.
  • Bước 3: Vận chuyển chất thải đến địa điểm tập trung bằng phương pháp chuyên dụng.
  • Bước 4: Xử lý chất thải theo hệ thống quy trình được đề ra do bộ tài nguyên và môi trường cấp phép.

Tổng kết

Rác thải rắn được xem là nhân tố lớn có ảnh hưởng lớn đến vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Hy vọng trong qua bài viết trên sẽ giúp mọi người có thể nhận thức tình trạng ô nhiễm hiện tại, đóng góp công sức để giảm thiểu rác thải nói chung và chất thải rắn nói riêng. Hãy cùng nhau nỗ lực để giải cứu môi trường, giải cứu lấy thế hệ tương lai của chúng ta.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *