Hệ thống nồi hơi luôn có ống dẫn hơi nóng phân phối đến từng vị trí làm việc và sử dụng. Việc sử dụng lò hơi và nồi hơi để tạo ra hơi nóng từ quá trình nhiệt nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vận hành là hoàn toàn tất yếu. Vậy việc chuyển hơi nóng từ lò hơi đến vị trí sử dụng hơi bằng phương tiện gì hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống ống dẫn hơi nóng trong các lò hơi dưới đây:
Giới thiệu về ống dẫn hơi nóng trong nồi hơi
Hệ thống ống dẫn hơi nóng gồm các đường ống, phụ kiện đường ống, thiết bị van hơi nóng. Ngoài ra còn có thiết bị đo lường nhằm dẫn hơi nóng từ nguồn cung cấp đến vị trí sử dụng cần thiết.
Như đã biết hơi nóng có tính chất có nhiệt độ áp suất cao trong làm việc. Vì thế đường ống và thiết bị đường ống khi sử dụng vận hành đều có khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực công việc cao. Thông thường thì các vật liệu mà van và đường ống, phụ kiện hay được sử dụng cho môi trường gồm có inox, thép, gang luyện…
Tùy thuộc vào lưu chất ở dạng hơi nóng mà chúng ta phải lựa chọn các loại chất liệu đường ống đảm bảo tiêu chuẩn vận hành. Hệ thống đường ống cho lò hơi cần được kiểm định chất lượng theo quy định của hệ thống.
Các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật đối với đường ống dẫn hơi nóng.
TCVN 6158:1996: Tiêu chuẩn kỹ thuật đường ống dẫn hơi nước và nước nóng trong vận hành.
TCVN 6159:1996: Tiêu chuẩn kỹ thuật về phương pháp kiểm thử đường ống dẫn hơi nước nóng.
TCVN 6008:2010: Tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp kiểm thử thiết bị áp lực vận hành.
QTKĐ-04: 2016/BLĐTBXH: Quá trình kiểm định thông số kỹ thuật hệ thống đường ống dẫn hơi của Bộ LĐTBXH
QCVN 04:2014/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ an toàn đường ống dẫn hơi nóng, nước nóng.
QTKĐ 04: 2017/BCT: Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống ống dẫn hơi nóng, nước nóng của Bộ Công Thương.
Các yêu cầu kỹ thuật đối với đường ống với các thiết bị ống dẫn lò hơi
Đường ống phải được phân cấp theo tính chất môi trường làm việc và tinh chất của lưu chất khi vận hành. Phân cấp đường ống dẫn theo các bảng chỉ dẫn dưới đây:
Phân cấp ống dẫn | Môi trường làm việc | Thông số kỹ thuật lưu chất | |
Nhiệt độ có thể làm việc (°C) | Mức áp suất (Mpa) | ||
1 | A – Hơi quá nhiệt | Trên 580 | Không giới hạn |
B – Hơi quá nhiệt | trên 540 đến 580 | Không giới hạn | |
C – Hơi quá nhiệt | Trên 450 đến 540 | Không giới hạn | |
D – Hơi quá nhiệt | Đến 450 | Lớn hơn 3.9 | |
E – Hơi bão hòa và nước nóng | Lớn hơn 115 | Lớn hơn 8.0 | |
2 | A – Hơi quá nhiệt | Trên 350 đến 450 | Đến 3.9 |
B – Hơi quá nhiệt | Đến 350 | Từ 2.2 đến 3.9 | |
C – Hơi bão hòa và nước nóng | Lớn hơn 115 | Từ 3.9 đến 8.0 | |
3 | A – Hơi quá nhiệt | Trên 250 đến 350 | Đến 2.2 |
B – Hơi quá nhiệt | Trên 250 | Từ 1.6 đến 2.2 | |
C – Hơi bão hòa và nước nóng | Lớn hơn 115 | Từ 1.6 đến 3.9 | |
4 | A – Hơi nóng quá nhiệt và hơi nóng đã bão hòa | Trên 115 đến 250 | Trên 0.07 đến 1.6 |
B – Nước nóng | Lớn hơn 115 | Đến 1.6 |
Đơn vị thiết kế, vận hành lò hơi phải chịu trách nhiệm lên sơ đồ, bản vẽ, kết cấu vật liệu đường ống hợp lý. Phải có sự tính toán độ bền, sự dãn nở nhiệt của đường ống phù hợp với các bộ phận, chi tiết đường ống luôn có sự kết nối bằng nhau với các mối hàn dưới lớp bảo vệ.
Không thực hiện kết nối hệ thống ống nối, ống xả, van hay bất cứ các chi tiết khác biệt bằng mối hàn tại các vị trí uốn cong đường ống dẫn. Trong trường hợp đặc biệt thì ống dẫn sẽ cho phép kết nối một đường ống đường kính nhỏ hơn 20mm.
Các thiết bị van xả, van khóa phai có chỉ dẫn trong vận hành, chiểu mở rõ ràng để giúp người vận hành quản lý được hoạt động. Thang chia độ cho mở van cần được đánh dấu chính xác bằng sơn không phai.
Chuẩn bị các thiết bị van bảo vệ cho hệ thống ốn dãn nồi hơi gồm có van an toàn, van giảm áp, van xả khí, áp kế treo để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Độ mỏng của các vị trí uốn cong không lớn hơn 15%
Độ cong vị trí uốn không được vượt quá 12,5% so với đường kính đường ống dẫn nhiệt.
Cần phải thiết kế giá đỡ, gối tựa cho đường ống để đảm bảo hợp lý, tính toán đến độ giãn nở do nhiệt của đường ống khi vận hành.
Các đoạn ống có áp suất làm việc theo quy ước là lớn hơn 10Mpa thì phải lắp đặt các đường ống xả, van xả, van điều áp liên tiếp nhau.
Những đoạn ống cần vệ sinh thường xuyên và lắp van xả cặn ở vị trs thấp nhất đoạn ống. Cuối đoạn ống cần phải có các van chặn, vị trí cao nhất đoạn ống phải lắp đặt van xả khí.
Với các dạng ống dẫn hơi bão hòa hay đoạn ống cụt của đường ống dẫn hơi khi quá nhiệt cần phải được trang bị bẫy hơi, xả nước ngưng liên tục…
Kết luận
Hơi nóng là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và trong sản xuất công nghiệp. Tính chất của nguồn năng lượng này là mang nhiệt lượng lớn, áp suất làm việc cao. Cũng chính vì thế mà hệ thống đường ống dẫn hơi nóng cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật. Không những thế, cần phải kiểm tra, đảm bảo an toàn vận hành lò hơi cũng như quy trình sản xuất công nghiệp để tránh những sự cố tiêu cực.
Trên đây là những tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cầu với hệ thống dẫn hơi nóng, hơi quá nhiệt. Đây là tiêu chí chuẩn quốc gia, yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành lò hơi cần tuân thủ, đảm bảo an toàn lao động.