Tìm hiểu đồng hồ đo nước dây xung độ chính xác cao

Tìm hiểu đồng hồ đo nước dây xung độ chính xác cao

Đồng hồ đo nước dây xung là gì?

Đồng hồ đo nước dây xung (Tên tiếng Anh: water meter pulse signal) là mẫu sản phẩm được thiết kế thêm bộ phận dây xung kết nối với tủ tín hiệu. Mục đích truyền tín hiệu giúp người vận hành có thể quan sát, theo dõi kết quả đo lường từ xa thông qua hệ thống máy tính, PLC.

Về kết cấu, đồng hồ đo nước dây xung có thể được chế tạo dạng cơ hoặc dạng điện tử. Nguyên lý hoạt động cơ bản nhờ vào tác động của dòng chảy lưu chất làm cho cánh quạt quay và bộ đếm chuyển động. Hoặc dạng điện tử đo bằng cảm biến từ, dây xung làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bộ phận cảm biến. Sau đó xuất ra tín hiệu xung và chuyển đổi thành các kết quả để hiển thị lên màn hình.
Đồng hồ nước dây xung
Thông số kỹ thuật:

  • Kích cỡ: DN15 – DN600
  • Thân đồng hồ: gang, inox, thép
  • Áp lực làm việc: 16 bar
  • Nhiệt độ làm việc: 180 độ C
  • Kết nối: lắp ren, lắp bích
  • Kiểu dáng: dạng cơ, dạng điện tử
  • Tiêu chuẩn chống nước: IP65
  • Ứng dụng: nước sạch, nước thải, hóa chất
  • Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc
  • Bảo hành: 12 tháng

Xem thêm: Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử

Vai trò của dây xung đối với đồng hồ đo nước dây xung

Một đoạn dây xung được chế tạo gồm 2 bộ phận lõi dây được làm bằng kim loại có khả năng dẫn điện như đồng, nhôm. Vỏ dây bằng nhựa dẻo cách điện hoặc cao su. Tùy thuộc vào các loại đồng hồ đo nước khác nhau mà dây xung cũng sẽ được thiết kế với kích cỡ, kiểu dáng khác nhau.

Tuy nhiên, về vai trò và chức năng hoàn toàn giống nhau. Cụ thể dây xung sẽ được lắp đặt để kết nối đồng hồ với trung tâm điều khiển. Mục đích truyền tín hiệu, các thông tin hỗ trợ cho việc đo lường lưu lượng đến máy tính, PLC. Ví dụ, với dạng đồng hồ điện tử, dây xung sẽ tiếp nhận thông tin, bước sóng từ bộ phận cảm biến. Sau đó mắt cảm biến sẽ truyền dữ liệu và hiển thị kết quả trên mặt đồng hồ.

Đặc điểm của đồng hồ đo nước dây xung

Đặc điểm của đồng hồ nước dây xung

  • Thiết kế đơn giản. Dễ dàng vận chuyển, lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng hoặc thay thế.
  • Giá thành hợp lý phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
  • Đa dạng kích cỡ, chất liệu đảm bảo phù hợp với hầu hết các môi trường lưu chất.
  • Có khả năng theo dõi kết quả từ xa và có thể lắp đặt tại các vị trí phức tạp như: dưới hầm, trên cao, xa trung tâm điều khiển.
  • Kết cấu dạng cơ hoặc dạng điện tử, đảm bảo thích hợp với nhiều vị trí, hệ thống cần lắp đặt.
  • Đạt tiêu chuẩn chống nước chống bụi IP67, IP68 nên hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp.
  • Dây xung có khả năng truyền tín hiệu đi xa đến trung tâm điều khiển và báo tới người vận hành.
  • Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường, hệ thống: nước sạch, nước thải, hóa chất.

Xem thêm: Đồng hồ đo nước Zenner

Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo nước dây xung

Bước 1: Làm sạch đường ống

Đầu tiên, cần tiến hành làm sạch đường ống cần lắp đặt và đồng hồ nước dây xung để loại bỏ cặn bẩn, rác thải. Mục đích, tránh tình trạng tắc nghẽn trong quá trình vận hành, đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và kết quả đo lường có độ chính xác cao nhất.

Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt đồng hồ

Tiếp theo, xác định khoảng cách lắp đồng hồ, tốt nhất ở phía trước cách 1 khoảng gấp 10 lần đường kính ống và phía sau khoảng 5 lần. Quan trọng đoạn ống trước và sau phải thẳng ngang với chiều của đồng hồ nước. Chiều lắp đặt chiều ngang, mặt hiển thị hướng lên trên để dễ dàng quan sát. Hướng lắp đặt đúng theo hướng dòng chảy được ký hiệu trên thân đồng hồ.

Bước 3: Lắp đặt đồng hồ
Lắp đặt đồng hồ nước dây xung
Dạng nối ren:

  • Quấn băng tan quanh ren của đồng hồ nước để đảm bảo khả năng làm kín, tránh tình trạng rò rỉ lưu chất.
  • Đưa đồng hồ lên vị trí đã xác định gắn đồng hồ, cần lưu ý chiều hướng dòng chảy phải đúng với chiều mũi tên ở thân.
  • Tiến hành vặn chặt khớp ren của đồng hồ và đường ống, cần dùng lực vặn đều tay để tránh bị cháy ren.

Dạng nối bích:

  • Đặt mặt bích vào giữa đường ống và đồng hồ, sau đó hàn điểm để cố định mặt bích.
  • Đưa đồng hồ vào vị trí đã xác định lắp trên đường ống và đặt trùng khớp với mặt bích đã cố định. Dùng các bulong để cố định vị trí lỗ trên mặt bích của đồng hồ và đường ống.
  • Sử dụng cờ lê, mỏ lết để siết chặt các bulong, nên dùng lực vừa đủ không nên siết quá chặt sẽ làm cong vênh, móp méo mặt bích.

Bước 5: Kết nối dây xung

Sau khi đã lắp đặt đồng hồ vào hệ thống, tiến hành kết nối dây xung từ đồng hồ đến trung tâm điều khiển. Cuối cùng, chạy thử nghiệm đồng hồ để kiểm tra mức độ ổn định và độ chính xác.

Tham khảo: Cách phân loại đồng hồ đo điện

Ứng dụng đồng hồ đo nước dây xung

Ứng dụng điển hình của đồng hồ nước dây xung
Một số ứng dụng điển hình của đồng hồ nước dây xung có thể kể đến dưới đây:

  • Trong hệ thống máy bơm tại các nhà máy thủy điện, trạm bơm nước.
  • Trong hệ thống tưới tiêu phục vụ canh tác nông nghiệp, tưới cây.
  • Trong hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải tại các khu dân cư, khu công nghiệp.
  • Trong nhà máy xử lý hóa chất, xăng dầu.
  • Trong các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống.

Nếu quý khách muốn mua đồng hồ nước dây xung, chỉ cần liên hệ qua hotline, đội ngũ nhân viên của Van Nhập Khẩu THP luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Đảm bảo đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu lắp đặt.

Tham khảo: Cách kiểm tra đồng hồ nước

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *