Ô nhiễm không khí là gì? Tác hại của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là gì? Tác hại của ô nhiễm không khí

Tại môi trường Việt Nam ô nhiễm không khí đang trở nên nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người. Tuy nhiên nhiều người còn thờ ơ với ô nhiễm không khí, thậm chí còn không biết ô nhiễm không khí là gì? Vậy ô nhiễm không khí là gì, tác hại của ô nhiễm không khí với sinh vật và cuộc sống con người như thế nào?

Tìm hiểu về ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi của các thành phần bên trong không khí với sự xuất hiện của khói, bụi, khí lạ làm gây mùi, gây ảnh hưởng tầm nhìn của con người. Bên cạnh đó nếu con người và sinh vật sống trong môi trường không khí ô nhiễm quá dài thì sinh bệnh hoặc bị chết.

Các hoạt hoạt động tiêu cực gây ô nhiễm không khí

Các hoạt động sinh sống hàng ngày của con người cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Các hoạt động tự nhiên gây ô nhiễm không khí

Bụi được hình thành từ các hoạt động sạt lở đất đá, hay trong quá trình sinh vật sinh sống thải vào. Methane được thải từ quá trình tiêu hóa ăn uống của động vật vào môi trường không khí. Ngoài ra còn có radon phân rã trong lớp vỏ trái đất, các loại cacbon monoxit hình thành do tình trạng cháy rừng, các hoạt động cháy hình thành nên bay vào không khí. Các hoạt động của núi lửa tạo ra khói, bụi, clo và lưu huỳnh…

Các hoạt động công nghiệp

Ô nhiễm môi trường từ hoạt động công nghiệp được hình thành từ các nhà máy, xí nghiệp, từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, phương tiện giao thông hàng ngày. Ngoài ra còn có các nhiên liệu đốt như gỗ, than đá, hoặc các khói sơn từ các chất dung môi khác. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí còn xuất hiện từ quá trình hoạt động quân sự như chiến tranh hóa học, khí độc, tên lửa…

Các hoạt động giao thông vận tải

Các phương tiện giao thông trên đường đi lại, chở hàng hóa đều sinh ra lượng khí Co, Co2, SO2, Nox, Pb, CH4 và hàm lượng bụi, đất đá gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

Các hoạt động sinh hoạt của con người

Đây là tác nhân gây hại nhỏ nhất đối với không khí. Chủ yếu lượng khói bụi này được sinh ra là do các hoạt động đun nấu, khí thải từ các nhà máy hay các thiết bị gia dụng.

Những tác hại của ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí có nhiều hệ lụy tiêu cực đối với con người và hệ sinh vật xung quanh cuộc sống. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của đất nước. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái động thực vật

Gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các loài sinh vật sống trong bầu không khí. Khi các nguồn không khí ô nhiễm được sinh vật hít vào làm khả năng hô hấp giảm xuống và giảm khả năng kháng bệnh của sinh vật.

Với các loài cây cối thì khá nhạy cảm với nồng độ HF nên có thể gây đốm lá rụng lá, không phát triển được. Hơn nữa tình trạng hiệu ứng nhà kính còn gây biến đổi sự phát triển của sinh vật, thực phật. Đặt biệt với tình trạng mưa axit cũng là nguyên nhân gây biến đổi tính chất nước, tổn hại đến cuộc sống sinh vật trong nước.

Ảnh hưởng đến cuộc sống con người

Bụi gây nên các trạng thái kích thích cơ học khiến xơ hóa phổi, suy thoái đường hô hấp. Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến các bệnh về mắt, da, đường hô hấp trong cơ thể con người. Thậm chí còn gây ra những độc hại cho cơ thể như bệnh ung thư. Trong đó có hàm lượng SO2 gây ra tình trạng tăng tiết niêm mạc đường hô hấp, ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Hơn nữa gây bệnh hen, bệnh tim mạch. SO2 còn có khả năng gây bệnh qua da làm rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể tiêu cực nhất. Còn có NO2 gây ra các bệnh liên quan đến động mạch hệ hô hấp ở các nhóm người già và trẻ nhỏ. Khí Co là nguyên nhân giảm khả năng vận chuyển oxy và giảm khả năng lưu thông máu trong cơ thể người.

Ảnh hưởng đến kinh tế và tài sản con người

Khả năng ô nhiễm môi trường không khí có thể làm han gỉ kim loại, gây tình trạng ăn mòn các vật dụng của con người, gây hư hỏng và thiệt hại kinh tế. Hơn nữa ô nhiễm không khí còn khiến các công trình xây dựng xuống cấp nhanh, giảm thiểu độ bền dẻo và phai màu các sợi vải, giấy…

Với tình trạng toàn cầu

Ô nhiễm môi trường không khí có thể là nguyên nhân gây ra những cơn mưa axit, gây ô nhiễm môi trường nước, hiệu ứng nhà kính… Đặc biệt ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gây biến đổi nhiệt độ theo chiều hướng tiêu cực hơn.

Nên làm gì để khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường không khí đang trở nên nghiêm trọng và cần xây dựng các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Khắc phục bằng biện pháp kỹ thuật: Ưu tiên sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại, thay thế các dây chuyền công nghệ xưa cũ gây phát thải khí thải vào môi trường. Sử dụng nguyên liệu điện để thay thế các nguyên liệu đốt từ than đá, dầu mazut

Xây dựng các công trình quy hoạch: Quy hoạch khu dân cư xa khu công nghiệp, hạn chế xây dựng trong các thành phố lớn. Đặc biệt khuyến khích người dân tham gia phương tiện công cộng giảm ùn tắc, giảm thiểu khí thải phát sinh vào môi trường.

Tích cực xây dựng hệ thống cây xanh vào khu dân cư, khu công nghiệp để thanh lọc không khí tốt hơn.

Các công cụ hỗ trợ giải quyết ô nhiễm không khí

Để khắc phục được tình trạng ô nhiễm không khí tốt hơn bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như sau:

Lọc không khí bằng biện pháp sinh học. Với phương pháp này nguyên lý vận hành là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với các chất ô nhiễm. Hệ thống lọc khí thải này có chứa nhiều các nguyên liệu lọc sinh học và là nơi sản xuất ra các loại sinh vật giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí.  Trong hệ thống này các vi sinh vật sẽ tạo ra một màng sinh học, đây là một màng ẩm, mỏng bao quanh các loại vật liệu lọc. Trong quá trình khí thải bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ vào. Các hàm lượng chất khí ô nhiễm trong không khí bị hấp thụ bởi màng lọc sinh học này.

Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học

Công nghệ xử lý nước thải sinh học là biện pháp hiệu quả nhất lại tốn ít chi phí đầu tư. Hơn nữa còn là phương pháp thân thiện với môi trường. Phương pháp này dùng để xử lý chất hữu cơ có mùi hôi hay các loại chất hữu cơ bay hơi dạng nồng độ thấp.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Hãy tự xây dựng ý thức bảo vệ môi trường không khí và đồng hành khắc phục tình trạng này giúp bầu không khí trở nên trong lành, thoáng sạch. Bảo vệ môi trường không khí chính là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và hệ sinh vật.

Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *