Nhựa PTFE là gì? Giá nhựa PTFE đắt hay rẻ?

Nhựa PTFE là gì? Giá nhựa PTFE

Lịch sử của nhựa PTFE là gì?

Đầu năm 1983, nhựa PTFE được phát hiện bởi nhà khoa học người Mỹ, theo đó ông phát hiện ra một thùng chất làm lạnh  fluoropolymer có màu trắng ngà, tính dẻo và linh hoạt. Đúng như cách phát hiện ban đầu của loại nhựa này được tạo ra từ những phản ứng trùng hợp gốc tự do của nhiều phân tử  fluoropolymer  khác nhau.

Thông qua quá trình sản xuất, PTFE có dạng que, ống với nhiều kích thước khác nhau để làm nên các sản phẩm tốt nhất. Người ta có thể thêm nhiều chất phụ gia khác nhau để tăng cường độ bền cho sản phẩm.

Nhựa PTFE có bề mặt trơn, điểm nóng chảy cao và có khả năng chịu được nhiều loại hóa chất ăn mòn khác nhau. Do đó nó trở thành một dạng vật liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay.

Việc chế tạo các sản phẩm từ vật liệu nhựa PTFE rất khó. Bởi nó có độ nóng chảy cao, khi đúc nhựa thì các bộ phận đúc có thể được chế tạo bằng cách nén, làm nóng bột mụn trộn với các chất bôi trơn dễ bay hơi để tạo độ cứng cho nhựa. Bề mặt tấm nhựa được phủ một lớp sơn hoặc nhúng sơn tạo độ phân tán các hạt PTFE để tạo nên một lớp sơn phủ bền vĩnh viễn cho sản phẩm.

Ưu, nhược điểm của nhựa PTFE là gì?

Ưu điểm

Nhựa PTFE được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày bởi có nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên phải kể đến khả năng chịu nhiệt, chịu lực cực tốt. Kể cả khi có ma sát lớn hay có nhiệt độ lớn đều có thể chống lại sự nóng chảy tích cực nhất.

Ngoài ra nhựa còn có khả năng chống cháy rất tốt mà không dễ xảy ra các phản ứng hóa học hay phản ứng bị bám dính nào khác khi sử dụng.

Khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 326 độ C khi được thử nghiệm sản xuất.

Khả năng phân hủy chậm nên đảm bảo được độ bền nhất cho môi trường làm việc.

Khả năng cách điện tốt nhất để đảm bảo không bị ảnh hưởng của điện từ trường trong làm việc.

So với dòng nhựa PVC kỹ thuật thì dòng nhựa PTFE có khả năng chịu được điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt tốt nhất.

Có kết cấu tốt nhất trong các dòng nhựa kỹ thuật khác khi sản xuất.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nổi bật trên thì nhựa PTFE cũng có những nhược điểm nhất định đó là kích thước sản xuất nhỏ chỉ khoảng 1m2 một tấm. Vì thế cũng khá khó khăn trong quá trình sản xuất, và sử dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó giá nhựa PTFE cũng khá cao hơn so với những dòng nhựa PP hay nhựa POM…

Cấu tạo chính của nhựa PTFE gồm những bộ phận nào?

Nhựa PTFE có cấu tạo khá đơn giản là nhiều phân tử chính tetrafluoroethene ghép lại với nhau thành một khối tổng thể. Về chất tetrafluoroethane là một dạng không màu, không mùi. Thông qua quá trình đun nóng   chlorodifluoromethane để tạo thành ở nhiệt độ 600 đến 700 độ C. Để tạo nên một thành phần   chlorodifluoromethane cần có phản ứng hóa học của hydro florua (HF) với chloroform (CHCl3)

Các phân tử đơn có kích thước nhỏ như Tetrafluoroethylene được ngâm trực tiếp trong nước, sau đó được tiến hành hợp nhất với các gốc tự do ban đầu dưới áp suất cao để tạo thành. Các chuỗi cacbon nguyên tử liên kết với 2 dạng nguyên tử Flo thì sẽ tạo được các Polymer khác nhau. Sở dĩ các nguyên tử Flo bao quanh chuỗi cacbon bởi nó tạo thành một lớp màng bảo vệ cực tốt. Từ đó có thể tạo ra một dạng phân tử trơ về mặt hóa học, tiến hành liên kết carbon-flo với nhau để tạo nên sự liên kết mạnh mẽ nhất.

Đặc tính chính của các polymer trơ với hầu hết các loại hóa chất và không bị nóng chảy dưới 327 độ C, hệ số ma sát của nhựa PTFE trong thực tiễn là thấp nhất trong các loại chất rắn.

Phân loại các loại nhựa PTFE được sử dụng nhiều nhất

Hiện nay trên thị trường nhựa PTFE được chia thành 4 dạng cơ bản là dạng tấm, dạng cây, dạng ống và dạng phim. Những loại này đều được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra nó còn một số loại chỉ dành cho lĩnh vực đặc biệt như hàng không vũ trụ hay công nghiệp sản xuất.

PTFE dạng tấm

Đây là một trong những dòng nhựa Polymer phổ biến nhất có khả năng chống hóa chất, bề mặt có độ ma sát cực thấp không có độ bám dính với bất kỳ dòng vật liệu nào.

PTFE dạng tấm thường có màu trắng, với nhiều kích thước khác nhau, phổ biến nhất phải kể đến là 1mx1m và 1mx10m, độ dày từ 5mm đến 40mm. Ưu điểm nổi bật của dòng này là độ bền cao, không có khả năng dẫn điện, khả năng bắt cháy và bị mài mòn bề mặt cực thấp. Ngoài ra nó không còn bị thấm nước, giúp bề mặt luôn láng mịn nên đảm bảo việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.

Nhựa PTFE dạng cây

PTFE dạng cây là loại nhựa có nhiều ứng dụng thực tiễn. Loại này có sự ổn định cao khi tiếp xúc với nhiệt độ, có thể làm việc trong môi trường 260 độ C đến -260 độ C. Nhựa PTFE thường có dạng dài với độ mềm dẻo cực cao. Trọng lượng của dòng nhựa này khá nặng vì thế nó có thể gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Ưu điểm nổi bật của dòng nhựa này là tính cách điện, không bị ẩm mốc trong mọi điều kiện môi trường. Và hơn nữa có thể kháng được các môi trường hóa chất, axit, tia cực tím…

Nhựa PTFE dạng ống

Nhựa PTFE dạng ống có cấu trúc khá giống với dạng cây hình dáng có trụ dài, chỉ khác là dạng ống của nhựa PTFE có độ thông suốt cao nên không có độ cứng bằng nhựa dạng cây.

Cấu trúc bên trong nhựa này có độ rỗng nên thường được sử dụng để làm thiết bị y tế, thiết bị cách điện và bộ lọc hiệu suất cao.

PTFE dạng phim

Nhựa PTFE dạng phim có đặc tính mỏng nhẹ và trơn láng phần bề mặt. Vì thế loại nhựa này dễ dàng cuộn lại giống như màng nhựa thông thường. Ngoài ra nhựa phim PTFE có đặc tính cách điện, chống thấm cực tốt nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Một số máy cảm biến hay máy phát điện, máy đo liều lượng và các bộ lọc không khí ở nhiệt độ cao đều ưu tiên sử dụng các dòng nhựa này.

Ứng dụng nhựa PTFE trong thực tiễn

PTFE được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau, phổ biến nhất phải kể đến như:

Trong sản xuất nhựa PTFE được dùng làm ống lót, ổ trục, bánh răng. Ngoài ra còn được dùng trong các bộ phận máy móc không cần chất bôi trơn.

Dùng sản xuất đồ dùng bếp sử dụng trực tiếp như dụng cụ nấu ăn, dụng cụ không dùng nhiều dầu mỡ như nồi chiên không dầu.

Sử dụng làm dây nối trong các ứng dụng hàng không vũ trụ, máu tính trong sản xuất, đóng gói thực phẩm…

Trong công nghiệp thì nhựa này được ứng dụng trong các hệ thống ống dẫn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường hóa chất, axit…

Trong ngành công nghiệp hóa dầu, hóa học, nhựa PTFE được ứng dụng cao trong ngành hóa học do có tính chống ăn mòn ở điều kiện axit cực tốt. Theo đó nó được dùng để làm các loại miếng lót đệm tàu, ống nhúng, các thành phần để khoan…

Với ngành công nghiệp thực phẩm nhựa PTFE được phép sử dụng trong sản xuất các loại hộp, bao bì, chai nhựa dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Ưu điểm nổi bật của dòng nhựa này có tính trơ, kháng khuẩn tốt, bề mặt trơn mịn nên không gây độc hại đến nguồn thực phẩm bên trong.

Công nghiệp bán dẫn sử dụng loại nhựa này với phạm vi hoạt động ở nhiệt độ 350 đến 550 độ. Nên sản phẩm có độ tinh khiết theo tiêu chuẩn cực cao. Trong công nghiệp bán dẫn nó được dùng nhiều để chế tạo các linh kiện điện tử, thiết bị đóng gói như thạch anh.

Báo giá nhựa PTFE có đắt không?

Hiện nay có nhiều đơn vị phân phối các dòng nhựa PTFE với chất lượng khác nhau. Vì thế vấn đề giá cả đang được nhiều người quan tâm, giá thành của loại vật liệu này thường đắt hơn so với một số vật liệu nhựa thông thường khác. Chính vì thế bạn nên mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng và được hưởng mức giá tốt nhất.

Nhựa PTFE sẽ được tính theo đơn giá của mỗi tấm và độ dày của từng tấm. Thông thường kích thước tấm nhựa PTFE là 1m x 1m với độ dày khác nhau sẽ có giá dao động trong khoảng từ 4tr đến 20 triệu đồng. ĐỘ dày lần lượt của các miếng nhựa là 5mm, 10mm, 12mm, 15mm, 20mm, 25mm, 30mm. Để biết chính xác hơn về giá cả sản phẩm thế nào bạn hãy liên hệ trực tiếp đến Tuấn Hưng PHát.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhựa PTFE là gì? Có thể thấy dòng nhựa này có tính ứng dụng cao trong thực tiễn và được nhiều người dùng tin tưởng. Chính vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng nhựa trong sản xuất, vận hành.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *