Người dân có được tự ý thay thế, lắp đặt đồng hồ đo nước không?

Người dân có được tự ý thay thế, lắp đặt đồng hồ đo nước không?

Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề người dân có được tự ý thay thế, lắp đặt đồng hồ đo nước không? Nếu tự ý thay sẽ bị phạt như thế nào? Chính vì thế, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết, cùng tìm hiểu nhé.

Người dân có được tự ý thay thế, lắp đặt đồng hồ đo nước không?

Người dân có được tự ý thay thế, lắp đặt đồng hồ đo nước không?
Trong quá trình sử dụng đồng hồ nước không tránh khỏi tình trạng đồng hồ chạy sai, chạy ngược, hư hỏng cánh quạt, mặt kính đọng nước. Khi gặp phải các trường hợp đó hầu hết người sử dụng đều có chung suy nghĩ cần thay mới đồng hồ để đảm bảo vận hành ổn định, kết quả đo chính xác lưu lượng tiêu thụ.

Tuy nhiên, theo quy định của Pháp luật người dân không được tự ý thay thế, lắp đặt đồng hồ nước. Cụ thể theo điều 45 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về vấn đề xử lý vi phạm liên quan đến bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Theo đó, công việc thay thế, lắp đặt đồng hồ sẽ được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh nước. Nếu người dân có bất cứ một hành vi nào tác động, can thiệp đến đồng hồ mà chưa được sự cho phép của đơn vị cấp nước đều sai quy định, trái pháp luật và phải chịu các mức phạt tiền nhất định.

Xem thêm: Đồng hồ nước có kiểm định và top 3 loại nên dùng cho gia đình

Các mức phạt tiền đối với hành vi tự ý lắp đồng hồ nước

Các mức phạt tiền đối với hành vi tự ý lắp đồng hồ nước
Theo điều 45 đã được chia sẻ ở trên quy định các mức phạt tiền với hành vi tự ý thay thế đồng hồ nước như sau:

  • Mức phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng

Đối với hành vi sử dụng nước trước đồng hồ đo nước, làm sai lệch kết quả đo lường, tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước. Đặc biệt là gỡ niêm phong, niêm chì do cơ quan đo lường có thẩm quyền cấp phép. Vì thông qua niêm chì giúp đơn vị cấp nước chống gian lận, trộm cắp trái phép lưu lượng nước. Đồng thời còn đảm bảo minh bạch cho kết quả đo lưu lượng.

  • Mức phạt tiền từ 1 triệu đồng – 5 triệu đồng

Đối với một trong các hành vi: làm hư hỏng đường ống cấp nước hoặc thiết bị cấp nước trong mạng lưới cấp nước. Tự ý đấu nối đường ống, thay đổi đường kính ống không đúng quy định. Dịch chuyển tuyến ống hoặc các thiết bị trong mạng lưới không đúng quy định.

  • Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng

Với mức phạt tiền này sẽ áp dụng với các hành vi nghiêm trọng hơn. Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Hoặc cung cấp nước không phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  • Mức phạt tiền từ 80 triệu đồng – 100 triệu đồng

Áp dụng mức cao nhất này đối với hành vi chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước cho đơn vị khác mà không có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Ngoài các mức phạt này, người vi phạm sẽ phải khắc phục hậu quả bằng cách hoàn trả số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi đã thực hiện.

Xem thêm: Gắn mới đồng hồ nước hết bao nhiêu tiền?

Các trường hợp được phép thay thế đồng hồ đo nước

Thay đồng hồ nước định kỳ

  • Theo định kỳ

Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng hồ nước được sử dụng trên 5 năm hoặc đạt ngưỡng đo 4000m3 sẽ phải thay thế định kỳ. Toàn bộ chi phí do đơn vị cấp nước chi trả, khách hàng không phải chịu bất kỳ một khoản phí nào.

  • Khách hàng yêu cầu kiểm định đồng hồ nước

Với trường hợp này, chi phí do khách hàng hay đơn vị cấp nước thanh toán sẽ căn cứ vào sai số của đồng hồ, cụ thể:

Nếu sai số vượt quá giới hạn cho phép +-5% lưu lượng nước thực tế đi qua đồng hồ -> Công ty cấp nước sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí thay mới và phải hoàn trả số tiền đã thu tương ứng với sai số tính từ thời điểm lưu lượng nước tăng đột biến so với lưu lượng thực tế tiêu thụ ở các tháng trước đó.

Nếu sai số nằm trong giới hạn +-5% lưu lượng nước thực tế đi qua đồng hồ -> Khách hàng phải chịu chi phí thay mới.

  • Đồng hồ nước bị hư hỏng

Trong quá trình sử dụng nếu người dùng làm hư hỏng đồng hồ nước: chạy ngược, chạy sai, sẽ phải có trách nhiệm thay thế và chi trả chi phí thay thế. Còn nếu đồng hồ nước gặp các lỗi như mặt kính mờ, ngưng nước trong kính, không nhìn rõ các chỉ số thì đơn vị cấp nước sẽ thay và chịu chi phí.

  • Nâng/hạ cấp đồng hồ nước

Trường hợp khách hàng muốn nâng hoặc hạ cấp đồng hồ nước theo nhu cầu sử dụng. Đơn vị cấp nước sẽ cấp mới đồng hồ theo nhu cầu đó và khách hàng sẽ chịu mọi chi phí.

Đến đây chắc chắn các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi người dân có được tự ý, thay thế lắp đặt đồng hồ đo nước không? Hy vọng, sau khi tham khảo bài viết này các bạn sẽ nắm được các quy định cùng mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi tự ý thay thế đồng hồ nước. Ngoài ra, nếu vẫn còn thắc mắc khác hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nhé.

Tham khảo thêm: Mức xử phạt ăn trộm nước

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *