Hôm nay, chúng tôi xin chia sẽ một chút kinh nghiệm về Cách lắp đặt van điện từ sao cho đúng với hệ thống. Đối với những người chuyên bên kỹ thuật thì khá là đơn giản trong việc lắp đặt van điện từ, nhưng đối với nhưng người không rõ về chuyên ngành thì không nắm rõ được việc lắp đặt sao cho đúng nhất với hệ thống.
Van điện từ hầu như đều có cấu tạo và cơ chế hoạt động khá giống nhau, được thiết kế từ nhiều chất liệu như inox, đồng, nhựa, gang, phù hợp với các điều kiện môi trường sử dụng khác nhau. Ngoài ra mỗi loại van điện từ đều có ưu điểm và ứng dụng khác nhau. Sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu về cách lắp đặt và sử dụng van điện từ
1. Xác định van điện từ đang dùng cho hệ thống gì ?
Ngay cả khi chưa mua van, bạn cần xác định trước là van điện từ của mình sử dụng cho hệ thống nào, có thể là hệ thống hơi nóng, có thể hệ thống nước, có thể là hệ thống khí nén. Nhận biết van điện từ dùng loại thường đóng hay là loại thường mở. Đến chất liệu, hệ thống của chúng ta dùng cho hóa chất thì dùng van điện từ nhựa, hay là chất ăn mòn thì dùng van điện từ inox. Và quan trọng nhất ở đây chúng ta tìm hiểu rõ về thông số kỹ thuật của chính van điện từ mình đang chuẩn bị lắp đặt vào hệ thống. Hầu như trên tem mặt của cuộn coil van điện từ đều in đầy đủ thông tin và thông số kỹ thuật như: Áp lựu, Moden, Điện áp, Kích thước, và xuất xứ của loại van điện từ đó. Để tìm hiểu thêm xin mời xem qua : Cách lựa chọn van điện từ
*Thông số kỹ thuật cơ bản để có thể nhận biết được in trên tem van điện từ
2. Kiểm tra hệ thống đường ống kết nối với van điện từ
Trước khi lắp đặt chúng ta cần kiểm tra các mặt của 2 đầu ống, để đảm bảo rằng khi lắp đặt vào van sẽ hoạt động tốt và ổn định lâu, không gặp lỗi hoặc là sử dụng không hiệu quả. Để nắm rõ hơn về phần quý khách có thể xem qua: Cấu tạo và chức năng của van điện từ
– Thứ nhất, chúng ta cần kiểm tra, và loại bỏ cũng như làm sạch các mặt của đường ống kết nối với van. Vì khi bị dích các vật thể như rác, bụi bẩn, sẽ gây ra các hiện tượng không kín hơi, rõ rĩ nước hoặc khí ra ngoài. cũng như cản trở trên đường đi của lưu chất qua van.
– Thứ hai, kiểm tra các hệ thống mạch hoạt động binh thường, không bị nóng, không chịu quá tải, cũng như qua áp lực mà điều kiện của van cho phép. Vì như vậy nếu tiếp tục sử dung sẽ ảnh hưởng gây ra cố và tuổi thọ của van và hệ thống xung quanh van.
– Thứ ba, chúng ta cần kiểm tra môi trường là trong nhà hay ngoài trời, tùy thuộc vào điều kiện cho phép của từng loại van điện từ để chúng ta xác định được. Nhưng dù là ngoài trời hay trong nhà thì cũng lắp đặt tại nơi khô thoáng, và tránh ẩm ướt, gây ảnh hưởng đên van điện từ.
3. Hướng dẫn cách lắp đặt van điện từ
– Xác định hướng lắp van điện từ vào hệ thống đường ống bằng cách nhìn hướng mũi tin được in trên thân van, xác định được luôn hướng của lưu chất đi qua van. Hầu như trên thân các loại van điện từ hiện nay đều có và dễ dàng nhận biết.
– Phần kết nối chính là cửa van, chúng ta cần cố định vị trí được làm sẵn và siết ốc chặt, chắc chắn. Đảm bảo rằng van được kín với 2 đầu ống. Không di chuyển và cố định. Thông thường thì có loại lắp ren chúng ra cần cho thêm băng tan vào để đảm bảo được kín và không rò rỉ. Đối van lắp mặt bích cần có thêm một miếng đệm lót giữa mẳt bích của van và đường ống mục đích là làm kín và chống rõ rỉ.
– Khi nối dây điện với nguồn điện bên ngoài trực tiếp, cần xác định nguồn điện và van cần sử dụng dòng điện là bảo nhiêu. Điện thông thường là 220V, 24V có thể là 110V, tùy thuộc vào các hệ thống van, và nguộn điện hiện có.
– Nên sử dụng thiết bị hỗ trợ chop van điện từ như van giảm áp, mục đích là để tránh hiện tượng tăng áp quá đột ngột.
Để hiểu rõ hơn mời quý vị và các bạn xem qua video sau:
*Để tìm hiểu chi tiết xin mời xem qua: Van điện từ