Đất hiếm là gì? Việt Nam có đất hiếm không?

Đất hiếm là gì? Việt Nam có đất hiếm không?

Đất hiếm được mệnh danh là  “vitamin của nền công nghiệp hiện đại”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về đất hiếm. Vậy đất hiếm là gì? Ở Việt Nam có đất hiếm không? Hãy tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Giới thiệu về đất hiếm

Đất hiếm có tên tiếng anh là Rare earth, có 17 loại vật chất với các từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Đất hiếm là một tập hợp các nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng nhỏ trong vỏ Trái Đất và khó tách ra thành từng nguyên tố đặc biệt.

Danh sách 17 nguyên tố của đất hiếm

STT Tên nguyên tố Ký hiệu Z Những ứng dụng nổi bật
1 Scandi Sc 21 Tạo thành hợp kim nhôm – scandi
2 Yttri Y 39 Granat yttri nhôm và yttri bari đồng oxit siêu dẫn nhiệt cao
3 Lantan La 57 Kính khúc xạ cao, bùi nhùi, điện cực pin,thấu kính máy ảnh …
4 Xeri Ce 58 Chất oxi hóa dùng trong hóa học, bột đánh bóng, các chất xúc tác trong làm sạch lò nướng, màu vàng trong thủy tinh và đồ gốm sứ,…
5 Praseodymium Pr 59 Nam châm đất hiếm, trầm tích đá lửa,  laser, màu xanh của thủy tinh và đồ gốm sứ
6 Neodymi Nd 60 Nam châm đất hiếm, màu tím của  thủy tinh và đồ gốm sứ, tụ gốm, laser
7 Prometi Pm 61 Pin nguyên tử
8 Samarium Sm 62 Nam châm đất hiếm, laser, maser, neutron capture
9 Europi Eu 63 Photpho màu đỏ và màu xanh, đèn hơi thủy tinh, laser
10 Gadolini Gd 64 Nam châm đất hiếm, thủy tinh chiết suất cao và granat,bộ nhớ máy tính, neutron capture,  đèn phát tia X, laser
11 Terbi Tb 65 Photpho màu lam, đèn huỳnh quang, laser
12 Dysprosi Dy 66 Laser, nam châm đất hiếm
13 Holmi Ho 67 Laser
14 Erbi Er 68 Laser, thép vanadi
15 Thuli Tm 69 Máy X-quang di động
16 Ytterbi Yb 70 Chất khử hóa học, Laser hồng ngoại
17 Luteti Lu 71

Những ứng dụng quan trọng của đất hiếm trong thực tiễn

Đất hiếm được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ cao như: Công nghệ thực phẩm, y tế,, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, đánh bóng thuỷ tinh ô tô thân thiện với môi trường, pin, nam châm, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, radar,… Cụ thể, chúng được ứng dụng trong thực tiễn như:

Trong công nghiệp

Đất hiếm được sử dụng trong các ngành công nghiệp như:

  • Chế tạo nam châm vĩnh cửu trong máy phát điện.
  • Góp phần chế tạo nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng. Nam châm là một phần thiết yếu của ổ đĩa, mô tơ nhỏ, bất cứ thứ loa nào phát ra âm thanh, turbine chạy điện, máy phát.
  • Chế tạo đèn cathode cho máy vô tuyến truyền hình.
  • Làm chất xúc tác cho công nghiệp lọc hóa dầu và xử lý môi trường.
  • Làm vật liệu siêu dẫn.
  • Các ion đất hiếm được sử dụng như vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện.
  • Công nghệ laser hồng ngoại nhằm mục đích quân sự.
  • Chế tạo cảm biếm cho hệ thống tên lửa.
  • Cerium, lanthanum và lutetium được sử dụng trong đánh mặt kính lẫn thêm màu sắc cho kính.
  • Các đồ gia dụng, giúp máy tính và điện thoại thông minh nhẹ hơn, nhỏ và hoạt động hiệu quả hơn.

Trong nông nghiệp

Đất hiếm được bổ sung vào phân bón để bón cho cây trồng. Các chế phẩm phân bón vi lượng để giúp gia tăng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng. Đồng thời cũng có một số thử nghiệm bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, đất hiếm còn được sử dụng để diệt mối mọt trong các cây mục để bảo tồn các di tích lịch sử.

Trong y tế

Đất hiếm được sử dụng trong các thiết bị phẫu thuật, thuốc trị ung thư, thuốc viêm khớp, máy tạo nhịp tim. Ngoài ra, chúng cùng được tìm thấy trong ống nhòm, động cơ máy bay, các chất phụ gia trong hệ thống khí thải xe hơi để giảm thiểu khí thải.

Việt Nam có đất hiếm không?

Đất hiếm trong sa khoáng chủ yếu là dưới dạng monazit, xenotim, là loại phosphate đất hiếm và ít hơn là silicat đất hiếm gồm 2 loại chính. Hiện nay trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam là khoảng 22 triệu tấn, xếp sau Trung Quốc và Brazil. Các mỏ đất hiếm gốc và vỏ phong hoá được phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc như Nam Nậm Xe, Đông Pao, Yên Phú… Còn đất hiếm trong sa khoáng ở dạng monazit, xenotim hoặc orthit. Dạng đất hiếm này thường xuất hiện ở lục địa hoặc ven biển.

  • Lục địa: Châu Bình, Pom Lâu – Bản Tằm, Bản Gió
  • Ven biển: Mỏ Kỳ Ninh, Hàm Tân, Cát Khánh, Cẩm Thượng (Hà Tĩnh), ven bờ biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu…
  • Ngoài ra, còn các mỏ đất hiếm khác như migmatit có chứa khoáng hóa urani hay đới mạch đồng – molipden nhiệt dịch. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc Việt Nam, cụ thể là Lai Châu và Yên Bái nhưng vẫn chưa có đánh giá cụ thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đất hiếm mà Tuấn Hưng Phát muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy đất hiếm chính là khoáng sản chiến lược, là những nguyên tố quan trọng bậc nhất của tương lai. Do đó cần có những chính sách khai thác thật hợp lý nhằm tận dụng tốt loại “vàng mười” này vào phát triển đất nước. Đồng thời, đi kèm với khai thác thì phải triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm: Đá khô là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *