Cách lắp đặt và vận hành van bướm điều khiển bằng khí nén | Bảo trì

Cách lắp đặt và vận hành van bướm điều khiển khí nén

Van bướm điều khiển khí nén là thiết bị được đóng mở hoàn toàn tự động bằng bộ điều khiển khí nén và được thiết kế gồm 2 phần van bướm cơ và bộ truyền động khí nén. Về cơ bản, cơ chế hoạt động của van khá đơn giản. Tuy nhiên quý khách cần lưu ý về cách lắp đặt để hệ thống vận hành ổn định, đạt chất lượng và hiệu suất cao.

Cụ thể về cách lắp đặt và vận hành chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích ngay dưới đây, mời quý khách theo dõi.

Giới thiệu van bướm điều khiển bằng khí nén

Van bướm điều khiển bằng khí nén là loại van bướm khí nén điều khiển hoạt động được là nhờ nguồn khí cấp của máy nén khí nén. Cụ thể khí đưa khí vào trong bộ truyền động khí nén tác động làm mô men xoắn xoay liên kết với trục van bướm giúp van đóng mở. Mục đích là điều tiết, kiểm soát, lưu lượng chất lỏng chảy qua van.

Mua van bướm điều khiển khí nén chính hãng Kosaplus

Cấu tạo

Về cấu tạo, van bướm điều khiển khí nén được thiết kế gồm 2 bộ phận chính: van bướm cơ và bộ điều khiển khí nén. Chi tiết từng bộ phận cụ thể như sau:

Thân van bướm điều khiển khí nén - điện Wonil Hàn Quốc

Phần thân van bướm cơ được chế tạo bằng chất liệu inox, gang, đồng, thép hoặc nhựa với đặc tính có độ bền cao, chống ăn mòn tốt, hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao, áp lực lớn. Với vật liệu gang bên ngoài còn được sơn phủ một lớp Epoxy chống bám bụi và tăng khả năng vận hành ngoài trời. Trục van và đĩa van chất liệu inox hoặc thép không gỉ. Gioăng làm kín cao su EPDM hoặc PTFE. Thân van kết nối với đường ống bằng kiểu dáng lắp ren hoặc lắp bích, tùy thuộc kích cỡ.

Bộ khí nén điều khiển van KosaPlus Hàn Quốc

Được gắn trên đầu van và liên kết với thân van bướm, được thiết kế bằng chất liệu hợp kim nhôm cao cấp, tiêu chuẩn kháng nước kháng bụi IP67 hoặc IP68 phụ thuộc vào thương hiệu Haitima hoặc Kosaplus. Trên thân bộ khí nén được thiết kế công tắc giám sát và công tắc hành trình để thông báo đến trung tâm điều khiển trạng thái hoạt động và ngắt điện khi kết thúc chu trình để đảm bảo an toàn cho hệ thống, tránh bị chập điện.

Nguyên lý hoạt động

Về cơ chế hoạt động, van bướm điều khiển khí nén sẽ vận hành khi có nguồn khí nén được cấp vào  và phụ thuộc vào bộ truyền động khí nén là tác động đơn hay tác động kép, cụ thể như sau:

  • Tác động đơn

Với bộ truyền động này hệ thống sẽ dùng áp suất của khí nén trong chu trình mở van. Cụ thể, khi áp lực đi vào buồng trong lực nén của lò xo sẽ đẩy piston sang 2 bên. Đồng thời, các bánh răng của trục vít cũng sẽ quay theo cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ để đóng, mở van. Lúc này không khí từ 2 buồng ngoài sẽ thoát ra bên ngoài.

  • Tác động kép

Loại tác động kép này sẽ cần dùng áp suất khí nén trong cả 2 chu trình đóng và mở van. Cụ thể khi van ở trạng thái đóng, khí nén đi vào bên trong bộ điều khiển sẽ đẩy piston chạy sang 2 bên. Và các bánh răng cũng sẽ chuyển động theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi đó, không khí từ 2 buồng ngoài sẽ thoát ra bên ngoài, van chuyển sang trạng thái mở.

Ngược lại, nếu muốn đóng van, chỉ cần cấp khí nén, áp lực của khí nén đi vào từ 2 buồng ngoài sẽ đẩy piston chạy vào trong. Đồng thời các bánh răng của trục vít cũng sẽ chuyển động theo cùng chiều kim đồng hồ và đẩy không khí thoát ra ngoài. Lúc này van sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn.

Cách lắp đặt van bướm điều khiển bằng khí nén

Chuẩn bị

Đầu tiên, để tiến hành lắp đặt van bướm điều khiển khí nén vào hệ thống quý khách cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng như sau:

  • Van bướm điều khiển khí nén: Nên lựa chọn chất liệu, kiểu dáng tác động đơn hoặc tác động kép, kiểu kết nối mặt bích, wafer phù hợp với môi trường và hệ thống cần sử dụng. Mục đích đáp ứng tốt nhu cầu và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
  • Các dụng cụ cần thiết để lắp đặt như cà lê, mỏ lét, bulong, e ku, long đen, gioăng làm kín, băng tan…

Hướng dẫn lắp đặt

Cách lắp đặt van bướm điều khiển bằng khí nén
Cách lắp đặt van bướm điều khiển bằng khí nén

Bước 1: Tiến hành làm sạch van và hệ thống đường ống cần lắp đặt tránh tình trạng bị tắc nghẽn do rác thải, bụi bẩn còn bám lại bên trong.

Bước 2: Với dạng lắp ren cần quấn băng tan vào ren ngoài của đường ống sau đó vặn vào van. Thao tác chậm, nhẹ nhành nhưng chắc chắn tránh bị cháy ren hoặc trờn ren.

Còn với dạng lắp bích cần lắp thêm gioăng làm kín bằng cao su PTFE hoặc EPDM để làm kín và khi lắp phải chú ý đặt lỗ bulong của van trùng với lỗ bulong của ống. Sau đó vặn chặt các bulong sole nhau và dùng lực đều tay.

Bước 3: Khi lắp đặt xong van vào hệ thống, bắt đầu đấu nối nguồn khí nén từ hệ thống vào van.

Đối với dạng tác động đơn thì trên thân bộ điều khiển khí nén chỉ có duy nhất một lỗ và cấp khí trực tiếp vào lỗ đó để mở. Ngừng cấp khí thì van đóng. Đối với dạng tác động kép thì có ha lỗ A và B. Khi cấp khí vào lỗ A thì van mở, khi cấp khí vào lỗ B thì van đóng.

Đối với bộ điều khiển khí nén tuyến tính thì cần đấu nối dây điện và bộ điều khiển khí nén theo sơ đồ mạch điện bên trong thiết bị truyền động tuyến tính.

Bước 4: Tiến hành chạy thử nghiệm để kiểm tra xem van đã vận hành ổn định chưa, có gặp vấn đề không để khắc phục, sửa chữa kịp thời. Nếu van vận hành ổn định có thể bắt đầu khởi động chính thức.

Lưu ý: Với kinh nghiệm thức tế của chúng tôi, khí lắp van bướm nên quay van lên trên đầu, có nghĩa van nến đứng thẳng hoặc hơi nghiêng. Khí lắp nên để ý hướng dòng chảy tiếp xúc trực tiếp với van,  để lắp sao cho phần đĩa van không có ốc hoặc có bất cứ vật cản. Vì khí mở áp lực nước rất mạnh, tác động trước tiếp lên phần này lâu dài có thể không tốt.

Ngoài ra, quý khách hàng cần chú ý trong quá trình sử dụng van với điều kiện môi trường bụi bẩn, hay hóa chất, áp lực nhiệu độ cao, thì nên bảo trì, kiểm tra van, từ 3 đến 6 tháng.  Đối với các van hoạt động trong môi trường khác nhiệt, thì 2 năm nên tháo toàn bộ ra để kiểm tra và có phương pháp thay thế các bộ phận bên trong.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *