Cách đấu dây công tắc áp suất chuẩn xác nhất 2023

Cách đấu dây công tắc áp suất

Cách đấu dây công tắc áp suất là gì?

Cách đấu dây công tắc áp suất là cách lắp đặt công tắc với hệ thống và bảng điện. Với kiểu lắp đặt này thì nó giúp cho người dùng có thể kiểm soát được áp suất bên trong đường ống.

Và công tắc áp suất chính là dụng cụ chuyển đổi các tín hiệu áp suất hoặc là hiệu áp suất thành ra sự đóng ngắt (ON/OFF) của mạch điện. Trong hệ thống, công tắc áp suất  được dùng để có thể bảo vệ được máy nén khỏi những áp suất cao ở phía đầu đẩy máy nén. Hoặc là quá thấp ở phía đầu hút máy nén.

Cấu tạo của công tắc áp suất

Để có thể đấu dây công tắc áp suất một cách chính xác, thì trước tiên ta cần phải hiểu rõ và nắm được cấu tạo của thiết bị. Và cấu tạo của nó như sau:

Với cấu tạo chung của một công tắc áp suất thì nó gồm có một bộ phận cảm biến và một công tắc điện. Công tắc mở và đóng ở một tiếp điểm và ở một áp suất cụ thể. Điểm này được gọi là điểm đặt. Điểm này có thể cố định hoặc là điều chỉnh.

Cấu tạo một áp suất gồm: vít đặt áp suất thấp LP, vít đặt vi sai LP, tay đòn chính, lò xo chính, lò xo vi sai, hộp xếp giãn nở, đầu nối áp suất thấp; tiếp điểm, vít đấu dây điện, vít nối đất, lối đưa dây điện vào; cơ cấu lật để đóng mở tiếp điểm dứt khoát, tấm khóa, tay đòn,…

Cách đấu dây công tắc áp suất

Đối với việc đấu dây thì nó được chia ra theo từng loại của công tắc như sau:

Cách đấu dây công tắc áp suất đơn

Trong công tắc áp suất đơn này thì nó được chia ra làm 2 loại là công tắc áp suất thấp và cao.

Cách đấu dây công tắc áp suất thấp

  • Đối với công tắc này thì nó hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén khí. Khi mà áp suất này giảm xuống quá mức cho phép thì nó sẽ giúp bảo vệ máy nén. Đôi khi thì nó còn giúp điều chỉnh năng suất lạnh. Như ở trên hình, đó chính là cấu tạo và hoạt động của công tắc áp suất thấp kiểu KP1, 1A, 2 của Danfoss
  • Để có thể đấu nối công tắc áp suất thì ta cần làm như sau:
  • Bằng cách vặn vít 1 và vít 2, ta có thể đặt được áp suất thấp ngắt và đóng của công tắc. Để dễ hiểu hơn, thì ta có thông qua ví dụ: Khi mà đặt áp suất thấp đóng mạch là 2 bar và vi sau là 0.4 bar. Lúc đó áp suất sẽ giảm đến 1.6 bar, nó giúp ngắt mạch (OFF). Và khi áp suất trong hệ thống tăng đến 2.0 bar công tắc áp suất nó sẽ nối mạch cho máy nén hoạt động trở lại (ON). Mạch lúc đó sẽ là 1-4 là ON và 1-2 chính là OFF
  • Sau đó, tay đòn chỉnh 3 mang cơ cấu lật 16 và tiếp 2 được dẫn tới đáy của hộp xếp 9. Tay đòn sẽ được nối cơ cấu lật 16 tới lò xo phụ. Điều này thì chỉnh được xoay quanh một chốt cố định ở khoang giữ tay đòn. Vì thế mà tiếp điểm của nó chỉ có 2 vị trí cân bằng. Hộp xếp chỉ có thể dịch chuyển khi mà áp suất vượt quá giá trị ON hoặc OFF. Và vị trí của cơ cấu lật sẽ tác động lên cơ cấu này với 2 lực. Lực đầu tiên nó từ hộp xếp trừ đi lực của lò xo chính. Lực thứ 2 nó sẽ kéo lò xo vi sai.
  • Khi mà áp suất tăng lên và vượt giá trị cho phép. Nhờ cơ cấu lật, tay đòn 3 lại đột ngột thay đổi vị trí tiếp điểm 1 sang 4(ON).
  • Thời gian đóng mạch của các công tắc áp suất thường sẽ nhỏ hơn, đồng thời đó thì tuổi thọ cao của các tiếp điểm công tắc áp suất.

Cách đấu dây công tắc áp suất cao.

  • Công tắc áp suất cao được hoạt động ở mức áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và ngắt mạch điện khi áp suất đó vượt mức cho phép, để nó có thể bảo vệ được máy nén.
  • Công tắc này được hoạt động ở áp suất ngưng tụ và ngắt mạch điện của máy nén. Cũng như là các thiết bị có liên quan. Nguyên tắc cấu tạo của công tắc áp suất cao cũng tương tự như công tắc áp suất thấp. Nhưng nó có tiếp điểm là được bố trí ngược lại. Khi mà áp suất này được đầu đẩy máy nén tăng vượt giá trị áp suất cho phép. Lúc đó giá trị cài đặt trên công tắc áp suất, công tắc áp suất được mở tiếp điểm để có thể ngắt mạch điện cung cấp. Đảm bảo máy nén được bảo vệ. Sau đó, khi mà áp suất được giảm xuống thì giá trị áp suất cài đặt trù đi vi sai, thì công này nó sẽ tự động đóng mạch cho máy nén được hoạt động trở lại.
  • Công tắc áp suất cao có giới hạn áp suất. Nó có đặc điểm là có nút reset bằng tay trên vỏ máy. Khi mà đã ngắt (OFF) công tắc áp suất thì nó không tự động đóng mạch lại được. Mà phải có tác động ấn nút reset của người vận hành máy.
  • Công tắc này có giới hạn áp suất an toàn. Và nó có đặc điểm là có tay đòn reset nằm trong vỏ máy. Khi ta  ngắt mạch điện máy nén (OFF), thì lúc đó công tắc áp suất nó cũng không tự động đóng mạch lại được. Mà người vận hành máy phải kiểm tra nguyên nhân tăng áp suất, mở nắp công tắc áp suất. Sau đó thì dùng dụng cụ để đưa tay đồn reset trở lại vị trí ban đầu.
  • Với nhiệm vụ là bảo vệ an toàn như vậy nên thường người ta lắp đặt và bố trí thêm đèn báo khi công tắc áp suất tác động OFF ở tiếp điểm 1-4.

Cách đấu dây công tắc áp suất kép

  • Công tắc áp suất kép gồm có công tắc áp suất cao và công tắc áp suất thấp. Nó được tổ hợp chung lại trong một vỏ thực hiện và mang chức năng của cả hai công tắc áp suất, ngắt điện cho máy nén lạnh. Khi mà áp suất cao vượt quá mức cho phép và áp suất thấp hạ xuống dưới mức cho phép.
  • Với việc đóng điện lại cho máy nén khi áp suất cao giảm xuống. Và áp suất thấp tăng lên trong phạm vi an toàn, thì nó cũng được thực hiện tư động. Bằng tay với nút nhấn reset ngoài hoặc bằng tay với tay đòn reset phía trong vỏ như đã mô tả ở trên.
  • Thiết bị được sản xuất cho cả môi chất freon và amoniac. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo và làm việc của chúng là giống nhau. Với kết cấu của công tắc áp suất amoniac. Cái này nó đảm bảo độ bền vững chống ăn mòn và làm việc an toàn trong các phòng, vì nó dễ gây nổ.
  • Lưu ý khi đấu dây công tắc: các loại công tắc áp suất thì cần lưu ý ống nối từ ống hút hoặc ống đẩy vào công tắc áp suất. Nên ở vị trí phía trên ống để ngăn dầu lọt vào hộp xếp. Vì vậy mà để dầu lọt vào hộp xếp lâu ngày, sẽ khiến cho cái hộp xếp bị bó và không hoạt động được một cách hoàn hảo. Hơn nữa, nó cũng đảm bảo cho các tiếp điểm được làm việc bình thường.

Ở trên là cách đấu nối dây công tắc áp suất. Mong qua bài viết có thể giúp cho bạn hiểu thêm về cách đấu nối. Và giúp cho hệ thống được hoạt động một cách tốt nhất.

Có thể bạn cũng sẽ cần biết: Bảng 7 đơn vị đo áp suất bar, mbar, psi, mpa, kpa, pa

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *