Bộ điều áp khí nén là gì? Những lưu ý khí sử dụng bộ điều áp

Bộ điều áp khí nén là gì?

Nếu bạn đang sử dụng máy khí nén chắc mọi người không còn xa lạ với bộ điều áp khí nén. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về bộ điều khiển này và cách hoạt động của thiết bị như thế nào. Chính vì thế để tìm hiểu chi tiết về thiết bị hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bộ điều áp khí nén là gì?

Bộ điều áp khí nén là sản phẩm dùng để điều chỉnh áp suất đầu vào của khí nén giúp thiết bị vận hành ổn định giữ ở mức áp suất không đổi. Bộ điều áp khí nén có thể vận chuyển khí nén tới các thiết bị sử dụng nguồn khí nén với mức áp suất ổn định nhất. Vì thế áp suất đầu ra của thiết bị không bị ảnh hưởng đến giá trị áp suất đầu vào từ đó giúp sản phẩm luôn tiêu thị được lượng khí nén vừa đủ để tiết kiệm nhiên liệu và hỗ trợ tăng tuổi thọ cho thiết bị cao hơn.

Bộ điều áp khí nén còn gọi là van điều áp khí nén, van chỉ có tác dụng chính điều chỉnh áp lực dòng khí nén nhằm bảo vệ sự ổn định của hệ thống. Van chỉ giữ được áp suất ổn định khi áp suất đầu vào luôn lớn hơn hoặc bằng áp suất đầu ra.  Ngoài ra thiết bị còn được trang bị thêm một bộ đồng hồ đo áp suất ở đầu vào và đầu ra nhằm giúp người dùng theo dõi và kiểm soát được dòng khí nén bên trong hệ thống tối ưu hơn.

Cấu tạo của bộ điều áp khí nén gồm những gì?

Van điều áp khí nén gồm một hệ thống lò xo có bộ phận vít điều chỉnh, màng cao su, van dạng đĩa, trục van và đồng hồ van áp suất. Chi tiết cấu tạo từng bộ phận gồm có:

Lò xo: Van điều áp có 2 lò xo được gắn trực tiếp với núm vặn điều chỉnh, phần còn lại gắn trực tiếp với màng van có tác dụng tạo tạo ra lực nén và lực nhả điều chỉnh hoạt động của van đóng mở. Lò xo thứ 2 được gắn vào đĩa van nhằm điều chỉnh áp lực khí nén.

Trục van có nhiệm vụ di chuyển lên xuống trong quá trình điều chỉnh khí nén hoạt động theo yêu cầu từ bộ điều khiển.

Màng cao su có tác dụng làm kín khít buồng giảm áp thiết bị để cho dòng lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài khi vận hành.

Vít điều chỉnh là bộ phận giúp điều chỉnh khí nén bằng tay, vít điều chỉnh kiểm soát bộ phận lò xo bên trong qua trục vít có thể nén vào hoặc nhả ra.

Đồng hồ áp lực giúp hiển thị áp suất luồng lưu chất bên trong thiết bị giúp người dùng có thể theo dõi thông số hoạt động.

Ngoài ra còn một số dòng cảm biến áp suất có thể gắn trên thiết bị này.

Cơ chế vận hành của bộ điều chỉnh áp suất khí nén

Thiết bị hoạt động với mục đích chính hạ dòng áp suất của lưu chất xuống mức cân bằng của thiết bị đã cài đặt sẵn.

Van điều chỉnh áp suất hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất đầu ra và đầu vào của hệ thống. Nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh áp suất là giúp ổn định nguồn áp suất của lưu chất truyền qua đầu vào từ đó đầu ra có mật độ lưu chất nhỏ hơn hoặc bằng với tốc độ áp suất đầu vào.

Áp suất đầu ra phụ thuộc vào độ cản của màng van, van có độ cản càng cao khi lò xo có độ nén càng lớn. Lò xo có độ nén lớn, màng van cản khí nén mạnh mẽ giúp lưu chất khó đi qua và có thể giảm áp suất đầu ra được.

Để có thể thiết lập được mức áp suất đầu ra ta có thể thực hiện điều chỉnh qua vít để có thể theo dõi được áp suất bên trong lưu chất tại vị trí đầu đầu ra của bộ điều chỉnh. Hơn nữa người dùng có thể lắp đặt thêm một đồng hồ đo áp suất ở đầu ra nhằm kiểm soát tốt nhất nguồn áp suất.

Sử dụng bộ điều áp khí nén trong môi trường nào?

Bộ điều áp khí nén là thiết bị quan trọng của nhiều hệ thống khí nén, dưới đây là một số ứng dụng của bộ điều áp khí nén:

Bộ điều áp khí nén được lắp đặt trong hệ thống van công nghiệp như các dòng van bi điều khiển khí nén, van cầu điều khiển khí nén, van cổng dao điều khiển khí nén.

Van điều áp sử dụng trong nhiều dòng máy nén khí, bộ điều áp khí nén giúp các dòng van khí nén có thể điều chỉnh được mức áp suất để hệ thống hoạt động ổn định, giúp tăng tuổi thọ của các thiết bị đang sử dụng khí nén.

Bộ điều áp khí nén được sử dụng trong các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, tại đây bộ điều áp khí nén có công dụng ổn định hệ thống, giúp thiết bị vận hành tốt nhất để giảm sức lao động của công nhân.

Bộ điều áp khí nén có công dụng cung cấp nguồn oxy cho thiết bị lặn giúp điều chỉnh nguồn nguồn áp suất đầu ra cho phù hợp với điều kiện sử dụng của con người.

Khi lắp đặt và sử dụng bộ điều áp khí nén cần lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn cho con người khi tham gia vận hành hệ thống khí nén thì cần lưu ý một số cách lắp đặt và sử dụng bộ điều áp khí nén như sau:

Sử dụng bộ điều áp khí nén có áp suất thấp hơn hoặc bằng lượng áp suất lớn nhất do nhà máy sản xuất cung cấp.

Lựa chọn bộ điều áp khí nén phù hợp với máy bơm hơi khí nén, nhằm giúp hệ thống vận hành ổn định.

Không để bộ điều áp khí nén hoạt động quá tải, áp suất đầu vào cao vượt ngưỡng có thể khiến cho bộ điều áp bị hư hỏng nghiêm trọng.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi đồng hồ đo áp khi vận hành, nhằm đảm bảo van vận hành ổn định trong thời gian dài.

Thực hiện công việc vệ sinh, bảo dưỡng cho bộ điều áp khí nén định kỳ tránh các sự cố xuất hiện.

Sử dụng bộ điều áp khí nén cho bình hơi khi nào?

Bộ điều áp khí nén vận hành tốt nhất là khi có lượng khí nén sinh ra đủ cấp cho toàn bộ hệ thống. Hệ thống khí nén khi vận hành sử dụng bộ điều áp cho trường hợp sau:

Áp lực khí nén của hệ thống yếu quá không đủ cung cấp cho thiết bị khí nén hoạt động được.

Áp lực khí nén tại hệ thống khí nén quá mạnh mẽ dẫn đến các tình trạng lãng phí nguồn khí nén, và các thiết bị sử dụng khí nén không chịu được nguồn áp suất mạnh sẽ bị hư hỏng.

Với trường hợp kể trên cần kết hợp bộ điều áp khí nén nhằm ổn định áp suất nguồn khí nén để đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu sử dụng không bị thừa, thiếu…

Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ điều áp khí nén và những vị trí nào sử dụng hiệu quả thiết bị này. Ngoài ra bạn cần tìm hiểu thêm về các thiết bị công nghiệp khác có thể liên hệ trực tiếp tới Tuấn hưng Phát để được tư vấn chi tiết nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *