Trong vài năm gần đây tình trạng thay đổi thất thường thời tiết và biến đổi khí hậu đang được nhiều người quan tâm hơn. Bởi nó gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến thiên nhiên, con người và hệ sinh thái. Vậy biến đổi khí hậu là gì, các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu như thế nào?
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là tình trạng thời tiết, khí hậu, môi trường có sự biến đổi vật lý, hóa học. Tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng bất lợi đến các thành phần hệ sinh thái, con người, kinh tế, đời sống xã hội.
Có những dạng biến đổi khí hậu nào?
Sư thay đổi của nhiệt độ: Nhiệt độ biến thiên theo chiều hướng xấu là sự nóng lên của bầu khí quyển. Nhiệt độ tăng cao ít nhất từ 1.2 – 1.3 °C so với mức trung bình 5 năm tới. Đặc biệt các nhà nghiên cứu khí tượng cũng cho biết nhiệt độ ở giai đoạn 2015 – 2019 cũng tăng cao hơn từ 0.2 độ C so với các giai đoạn từ năm 2011-2015. Và dự đoán mức nhiệt độ hàng năm sẽ còn tăng cao và không có dấu hiệu dừng lại.
Hạn hán ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp: Biến đổi khí hậu khiến trái đất nóng lên và là mối nguy hiểm đe dọa đến sự sống của con người và sinh vật. Từ 1970 tình trạng hạn hán trên thế giới vẫn có dấu hiệu gia tăng ở các nước Châu Âu, phía Tây của Hoa Kỳ và Châu Úc.
Lượng mưa tăng giảm thất thường: Trái với những khu vực có hạn hạn thường xuyên thì biến đổi khí hậu cũng khiến lượng mưa trong năm thay đổi thất thường. Thường xuyên xuất hiện các cơn mưa lớn trái mùa.
Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương: Biến đổi khí hậu chính là căn nguyên của việc băng tan khiến mực nước dâng cao. Theo nguồn tin chính thức của Nasa thì năm 2100 mực nước biển có thể dâng cao thêm 0.3 đến 1.2m. Ngoài ra sự phát thải khí CO2 của con người vào khí quyển cũng khiến tình trạng axit hóa đại dương tăng cao.
Xuất hiện các hiện tượng cực đoan: Hiện tượng thời tiết cực đoan có tình trạng cơn mưa bão lớn hơn, mưa đá, lốc xoáy xuất hiện nhiều hơn nữa.
Tình trạng biến đổi khí hậu ngày nay
Năm 2019 tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn thế giới với nhiều biểu hiện khác nghiệt. Thậm chí tình trạng năm đó được coi là thảm họa của thiên nhiên khi liên tiếp có những tình trạng nguy hiểm như:
Cháy rừng ở Australia bắt đầu sớm, khắc nghiệt, lan rộng ra nhiều vị trí khác. Và cũng là nguyên nhân khiến tình trạng cháy rừng ở rừng Amazon trở nên phức tạp hơn. Tình trạng này được lý giải là do nguyên nhân tàn phá rừng, tác động của hạn hán, mùa khô và tác động của biến đổi khí hậu.
Theo thống kê thì có 74.155 vụ cháy rừng diễn ra trong tháng 8 tại Brazil vào năm 2013.
Ở nước Mỹ năm 2019 xuất hiện một đợt lốc xoáy vùng cực làm tê liệt khu vực Trung Tây và duyên hải Phía Đông.
Bão cấp 5 Dorian là bão mạnh nhất tấn công trực tiếp vào quần đảo Bahamas gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, con người và cơ sở vật chất. Đây được coi là cơn bão lịch sử lớn nhất trên vùng biển Carible.
Ngoài ra còn có các tình trạng lũ lụt, hạn hán khiến người dân các quốc gia lâm vào tình trạng mất mùa, đói ăn, mất trắng.
Những nguyên nhân nào gây biến đổi khí hậu
Có nhiều nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trong đó có:
Nguyên nhân khách quan: Sự thay đổi tự nhiên dẫn tới sự thay đổi quỹ đạo trái đất. Sự biến đổi của các dòng hải lưu biển ngoài đại dương. Cùng với đó là sự lưu chuyển nội bộ của hệ thống khí quyển trên trái đất.
Nguyên nhân chủ quan: Con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên quá mức như tài nguyên đất, tài nguyên nước. Hơn nữa tình trạng phát thải quá mức nguồn khí thải cacbonic, khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người. Tình trạng chặt phá rừng, đất nông nghiệp và công nghiệp gây xói mòn, xơ hóa, rửa trôi…
Hậu quả của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới con người, tài sản, kinh tế, thiên nhiên. Chi tiết:
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới thiên nhiên:
Biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả tiêu cực tới môi trường, khí hậu trên trái đất. Thời tiết diễn ra theo chiều hướng tiêu cực và khắc nghiệt hơn. Ngoài ra mực nước biển tăng cao cùng sự nóng lên của trái đất cũng ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ nước biển. Nước biển ấm dần lên ở những vùng biển sâu nhất. Đặc biệt tình trạng băng tan khiến mực nước biển dâng cao và nhấn chìm lục địa nghiêm trọng hơn.
Nền nhiệt trung bình hàng năm cũng tăng cao. Đặc biệt trong thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình mặt đất tăng lên khoảng 0.74 độ C.
Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới con người
Nhiệt độ trái đất tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhất là các đối tượng người già và trẻ em. Nhiệt độ cao liên tục gây kiệt quệ sức lực, sức khỏe suy yếu dần
Đặc biệt với sự xuất hiện của bão lũ, thiên tai hay động đất, cháy rừng gây ảnh hưởng đến kinh tế của cải của con người. Khiến bệnh tật hoành hành và chết người nhiều hơn. Ngoài ra tình trạng khí hậu trở nên khắc nghiệt có thể làm phát sinh nhiều dịch bệnh, virus, tiêu cực với sức khỏe con người và động vật.
Giải pháp khắc phục và ngăn ngừa biến đổi khí hậu
Một số giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả như:
Tiết kiệm sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch gồm các loại than, dầu, khí thiên nhiên… Khi sử dụng các loại nhiên liệu đốt này sẽ phát thải nhiều hàm lượng CO2 gây tình trạng hiệu ứng nhà kính trầm trọng hơn.
Hiện nay chưa có phương án sử dụng nguyên liệu đốt nào thay thế nguyên liệu hóa thạch trên nên yêu cầu người dùng nên hạn chế và sử dụng tiết kiệm nguyên liệu nhằm giảm thiểu phát thải và ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Ngăn chặn tình trạng phá rừng
Tình trạng phá rừng ngày càng khiến diện tích rừng bị thu hẹp hơn. Điều này khiến lượng CO2 thải vào không khí tăng cao hơn và là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính trầm trọng hơn.
Chính vì thế mà xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng về khí hậu, môi trường như lũ lụt, băng tan… Vì thế để khắc phục biến đổi khí hậu thì biện pháp duy nhất là hạn chế nạn phá rừng bừa bãi, phủ xanh nhiều đất trống
Hạn chế sử dụng túi nilon
Nilon rất khó phân hủy, nó là nguyên nhân gây hại cho sinh vật trong nước, đất và sức khỏe con người… Vậy nên con người có thể sử dụng các loại túi đựng tái sử dụng các loại túi nilon nhiều lần hoặc sử dụng các loại túi giấy dễ phân hủy.
Tìm kiếm nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và con người
Hiện tại việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường đang là thử thách lớn với con người. Các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như gió, năng lượng sóng, năng lượng mặt trời là những dạng năng lượng đã được khai thác hiệu quả.
Bên cạnh đó còn có các năng lượng sinh học, năng lượng ethanol từ cây trồng….
Ứng dụng các công nghệ hiện đại mới bảo vệ trái đất
Để có thể hạn chế những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu con người đã nghiên cứu ra các công nghệ hiện đại bảo vệ trái đất như kỹ thuật bế mặt trời, kỹ thuật địa chất, lắp các gương nhỏ làm lệch ánh sáng mặt trời, các biện pháp tăng cường dưỡng chất hấp thụ nhiều CO2.
Tạo ra các đại dương chứa nhiều sắt, hay các biện pháp bao phủ trái đất bằng những màng phản chiếu khúc xạ ánh sáng.
Quy định pháp luật để ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo điều 3 khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 cần xây dựng các biện pháp ứng phó sự cố môi trường, khắc phục sự cố biến đổi khí hậu. Hạn chế các tác động xấu đến môi trường và khí hậu.
Điều Luật BVMT năm 2014 cũng đưa ra định nghĩa: “Ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm các hoạt động của con người nhằm thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đây là phạm trù pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh chủ thể trong quá trình thực hiện các chất phát thải gây biến đổi khí hậu.
Quyết định 174/QĐ-BTNMT: Quy chế tiếp nhận, xử lý các thông tin về vi phạm luật bảo vệ môi trường, xả thải ô nhiễm môi trường.
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định hạn chế tối đa việc phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn
Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ban hành về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường hiệu quả, đưa ra các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Xử lý vi phạm pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu
Nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định các mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người không thực hiện bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã phê duyệt.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với những người không xây công trình bảo vệ môi trường.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với người xây dựng hệ thống ống xả thải nguồn thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với những người không thực hiện các hành vi nội dung đăng ký kiểm nghiệm công trình đạt tiêu chuẩn môi trường do cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra còn có nhiều mức phạt theo từng lĩnh vực và mức độ vi phạm của người chủ doanh nghiệp và cá nhân xả thải ra môi trường bạn có thể tham khảo trực tiếp tại Nghị định 55/2022.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục đang được tận dụng triệt để có hiệu quả nhất. Tuy nhiên giải pháp bền vững nhất là ý thức con người, mỗi con người hãy tự mình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu chính là con người bảo vệ sức khỏe của bản thân và hệ sinh thái tự nhiên.