Ngành du lịch nghỉ dưỡng đang là một trong ngành công nghiệp nhẹ mang lại doanh thu cao nhất trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển vượt bậc ấy lại có vấn đề là môi trường đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động du lịch, vui chơi của con người. Vì thế con người cần đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rác thải, khi lượng người đi du lịch hàng năm càng tăng cao. Chính vì thế yêu cầu cần một hệ thống xử lý nước thải ngành du lịch đang được phát triển đồng bộ và chất lượng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về quy trình xử lý nước thải du lịch đang áp dụng thành công nhất hiện nay nhé.
Nước thải ngành du lịch là gì?
Nước thải ngành du lịch đang là nguồn chất thải ở các điểm du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn phát sinh nhiều nhất. Nước thải du lịch chủ yếu được phát thải ra từ hoạt động sản xuất của con người như tắm, giặt, vệ sinh và nấu ăn… Với các khu du lịch hay khu nghỉ dưỡng lớn cần đòi hỏi một hệ thống xử lý nước thải lớn nhằm giải quyết các chất thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.
Việt Nam chúng ta có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Vịnh Hạ Long… Đây là những địa chỉ có khí hậu đẹp, giá thành phải chăng nên du khách trong nước và nước ngoài đều có thể ghé thăm vào mùa du lịch hoặc kỳ nghỉ lễ dài ngày. Với lượng lớn người đến các điểm du lịch hàng năm thì các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn cũng phải hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu của con người. Và điều này kéo theo nguồn nước thải phát sinh và là nguồn tác động trực tiếp tới hệ sinh thái, cảnh quan của khu du lịch. Vì thế yêu cầu đòi hỏi cần có các quy định về môi trường nói chung và quy định về xử lý nước thải, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ môi trường, thu hút được nhiều lượng khách quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng…
Nước thải du lịch phát thải từ các bộ phận nào?
Các nguồn phát sinh nước thải du lịch gồm có:
Nước thải sinh hoạt phát thải từ hoạt động của du khách khi lưu trú, nhân viên trong khu vực làm việc.
Nước thải được từ các vị trí như nấu nướng của nhà hàng, khách sạn, các nguồn thải này chứa nhiều dầu mỡ, nước rửa chén, nước lau sàn, nước rửa tay của nhân viên và khách lưu trú.
Nước thải phát sinh từ các khu vệ sinh công cộng trong khu du lịch, trong đó có nguồn nước thải từ khu vườn sinh thái, động thực vật bên trong khu du lịch.
Nước thải phát sinh từ khu vui chơi giải trí của khách du lịch khi ghé thăm.
Có nhiều nguồn phát sinh chất thải ngành du lịch, vì thế nếu không có hệ thống xử lý nước thải đúng quy định thì không thể đảm bảo môi trường tiếp nhận không ô nhiễm và hệ sinh thái xung quanh con người được bảo vệ.
Tại sao nên xử lý nước thải du lịch?
Nước sạch là mối quan tâm hàng đầu đến sức khỏe con người, vì thế nếu không xử lý đúng cách nó là nguồn lây nhiễm với nhiều căn bệnh của con người thậm chí là bệnh ung thư.
Chính vì thế cơ thể người và mọi sinh hoạt của con người không thể thiếu nước và gây bệnh trong nước thải sinh hoạt có thể lợi dụng để đi vào nguồn nước ngầm, vào đất và gây ảnh hưởng đến cơ thể con người với nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau.
Nước không chỉ là nguồn sống với con người mà còn là nguồn sống của động thực vật khác. Nhiều sự sống khác nhau trên trái đất đang cần một nguồn nước trong lành, an toàn. Vì thế nếu cứ đổ nguồn nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường liên tục có thể khiến hệ sinh thái đất nước, thảm thực vật bị ô nhiễm, mất sự sống nghiêm trọng.
Yêu cầu xử lý nước thải du lịch là thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín của các ngành du lịch, đảm bảo sức khỏe con người và nhân viên luôn ổn định, đồng thời có thể thu hút nhiều hơn các lợi ích kinh tế trong ngành du lịch cho con người Việt Nam.
Ngoài ra xử lý nước thải du lịch còn thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín của các khu du lịch nhằm đảm bảo sự an toàn cho khách du lịch và nhân viên phục vụ. Từ đó giúp ngành du lịch Việt Nam càng thu hút nhiều khách du lịch mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế.
Các biện pháp xử lý nước thải ngành du lịch
Nước thải ngành du lịch thực chất là nguồn nước thải sinh hoạt từ khách du lịch và nhân viên làm việc. Vì thế các thành phần ô nhiễm gồm có chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng như nito, photpho, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và các vi sinh vật gây bệnh…
Nước thải du lịch phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều chất ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm khác nhau. Vì thế cần có một hệ thống xử lý nước thải du lịch đảm bảo đúng tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
Hiện nay quy trình xử lý nước thải ngành du lịch đang được áp dụng hiệu quả nhất phổ biến gồm có công nghệ AAO.
Bước 1 xử lý sơ bộ tại bể thu gom
Nước thải được dẫn trực tiếp qua song chắn rác với tác dụng loại bỏ cặn, rác thải trong nước tránh sự tắc nghẽn của đường ống, bơm và tập trung tại hố thu gom rác thải để tiếp tục dẫn đến công trình xử lý nước thải tiếp theo.
Bước 2 xử lý nước ở bể tách mỡ
Bể tách mỡ: Đây là công trình xử lý nước thải sơ bộ theo nguyên tắc về tỷ trọng nhằm xử lý dầu mỡ, ván nổi và chất hoạt động bề mặt trong nước thải.
Bước 3: Xử lý nước trong bể điều hòa
Bể điều hòa: Có khả năng ổn định nồng độ, lưu lượng nước thải sinh hoạt với hệ thống sục khí nhằm xáo trộn liên tục nguồn nước thải để diễn ra quá trình lắng cặn và giúp quá trình xử lý yếm khí dưới đáy bể diễn ra thuận lợi nhất.
Bước 4: Xử lý nước trong cụm bể AAO
Cụm bể AAO: Dựa vào nguồn vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí nhằm xử lý hiệu quả các hàm lượng COD, BOD, N, P…
Bể lắng với nhiệm vụ xử lý bùn thải được hình thành từ cụm bể AAO được lắng tại đây với tác dụng của trọng lực. Bùn cặn thu được sẽ được xử lý định kỳ bằng biện pháp bơm hút và xử lý hoàn toàn.
Bước 5: Xử lý nước trong bể khử trùng
Bể khử trùng là nơi diễn ra hoạt động sống của nhiều loại vi sinh vật nguy hại trong nước thải được loại bỏ hiệu quả nhất nhờ các chất khử trùng trong nước. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được đưa đến nguồn tiếp nhận với các tiêu chuẩn xét nghiệm đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường khi đi tham quan, du lịch… Đồng thời cũng là lời nhắc nhở đến các quản lý nhà hàng khách sạn hãy xây dựng hệ thống xử lý nước thải du lịch nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người.