Hiệu quả làm việc của nồi hơi phụ thuộc nhiều vào việc bảo dưỡng lò hơi trong quá trình vận hành. Lò hơi và môi trường làm việc xung quanh nó, đường ống nước, phin lọc đều cần được vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên để tăng cường hiệu quả làm việc cũng như sự ổn định cho thiết bị lâu dài nhất. Hơn thế nữa việc duy trì công việc bảo dưỡng lò hơi sẽ được ghi chép lại theo thời gian để kiểm tra toàn bộ các bộ phận của lò hơi đang làm việc hiệu quả.
Bảo dưỡng lò hơi theo kế hoạch thông thường
Bảo dưỡng hàng ngày
Kiểm tra chi tiết độ mềm và độ PH của nước trong lò hơi.
Tiến hành xả bẩn trong lò hơi định kỳ, nó phục thuộc vào nước phân tích được cấp, điều chỉnh lượng xả bẩn trong lò hơi liên tục.
Xả bẩn ống thủy lò hơi trong thời gian liên tục.
Kiểm tra bảo dưỡng lò hơi hàng tuần
Kiểm tra chi tiết lại toàn bộ chất lượng nước mềm cấp cho lò hơi khi vận hành.
Kiểm tra chi tiết chất lượng nước mềm cấp cho lò hơi, kiểm tra quá trình làm việc của bơm cấp nước.
Đảm bảo rằng ống thủy sạch từ trong nhà ra đến ngoài đều có mức độ và có thể nhìn thấy trong ống thủy.
Kiểm tra chi tiết quá trình làm việc của bộ điều khiển mức, đảm bảo mức nước thấp và cao được điều khiển chính xác có hiệu quả.
Kiểm tra sự làm việc của các thiết bị đóng ngắt nước trong chế độ kạn nước. Mở van xả bẩn bên trong lò hơi, khi mực nước trong ống thủy xuống thấp hơn mức tiêu chuẩn ở đó bạn sẽ nghe thấy chuông báo.
Kiểm tra hiệu quả làm việc của van an toàn, tăng cường sửa chữa công tắc áp suất hơi. Đóng mở van hơi chính và các van khác của lò hơi cho phép áp suất hơi tăng. Van an toàn sẽ mở ở áp suất đặt và áp suất hơi ở lò hơi giảm xuống nhanh chóng do van an toàn được mở.
Bảo trì lò hơi hàng tháng
Tháo nước trong bể chứa nước mềm ra và làm sạch thiết bị dự trữ nước.
Thắt chặt hộp ống lót của bơm lại nếu cần để tiến hành kiểm tra hoạt động.
Làm sạch thiết bị tiếp xúc của rơle. Không được sử dụng giấy ráp để làm sạch bộ phận này.
Vặn lại đinh vít nối bắt điện đến đầu cực, rơ le, động cơ, bộ điều khiển để đảm bảo quá trình vận hành trở nên chắc chắn hơn.
Mở cửa bọc cách nhiệt và làm sạch ống, đóng cửa van cẩn thận lại. Khi lò hơi được đốt cháy sau khi làm sạch ống đảm bảo rằng không có sự rò rỉ qua ống khói. Nhiệt độ của ống khói quá cao sẽ chỉ ra rằng ống phải được đảm bảo làm sạch, bảo dưỡng lò hơi thường xuyên.
Kế hoạch bảo dưỡng lò hơi 6 tháng 1 lần
Kiểm tra điều kiện bọc cách nhiệt và sửa chữa nó nếu có sự cố xuất hiện.
Kiểm tra chi tiết các bộ phận van cho các kẽ hở, mối hàn của chúng nếu cần thiết để có thể hàn lại.
Kiểm tra chi tiết chất lượng làm mềm nước, làm cho nó đầu ấp nếu cần. Tra dầu mỡ thường xuyên cho bơm nước, quạt PA, ID, FD…
Kiểm tra chi tiết bảo trì lò hơi hàng năm
Kiểm tra sửa chữa lớp cách nhiệt của lò hơi nếu cần thiết.
Làm sạch các bể và sơn chúng đảm bảo có hiệu quả cao nhất.
Bôi dầu cho các động cơ điện để giúp động cơ hoạt động bền bỉ hơn.
Kiểm tra bép phun, thay thế những động cơ đã bị hư hỏng. Hoặc kiểm tra chi tiết các đường ống từ bên ngoài cho tình trạng sạch sẽ và làm sạch nếu cần thiết.
Kiểm tra điều kiện sức đẩy của quạt và bơm nước, thay thế chúng nếu cần thiết.
Bảo dưỡng khi dừng hoạt động của lò hơi
Mục tiêu chính của hoạt động này là cung cấp những thông tin quan trọng về việc đưa lò hơi ngừng hoạt trong khoảng thời gian dài.
Nếu lò hơi ngừng vận hành 1 tháng trở lên nên sử dụng phương pháp bảo dưỡng lò hơi khô.
Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì sử dụng phương pháp bảo dưỡng ướt để giúp động cơ hoạt động tốt hơn.
Phương pháp bảo dưỡng lò hơi dạng khô
Sau khi ngừng vận hành thì tiến hành tháo hết nước trong lò hơi đi, mở nắp cửa người ra và chui vào trên 2 balong. Mở các van tháo cửa tu đom của ống góp ra. Vệ sinh thường xuyên cáu cặn bên trong balong, các dàn ống, các ống góp và đốt lửa sấy khô toàn bộ.
Dùng 25-30kg vôi sống có cỡ hạt từ 10 đến 30mm đựng trong khay nhôm và đặt vào bên trong balong. Đóng toàn bộ các cửa van của lò lại và cứ 3 tháng tiến hành kiểm tra lại một lần.
Bảo dưỡng ướt cho hệ thống lò hơi
Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo toàn bộ nước trong lò hơi ra. Rửa sạch và vệ sinh lại toàn bộ cáu cặn trong lò để bảo dưỡng lò hơi.
Cấp đầu nước cho lò hơi và đốt lò dần tăng nhiệt độ nước lên đến 100 độ C để kiểm tra vận hành lò hơi.
Ngừng đốt lò, đóng van xả le hoặc đóng van an toàn lại để bảo dưỡng lò dễ dàng hơn.
Khi đốt lò phải tiến hành mở van xả le hoặc kênh van an toàn để thoát khi và đảm bảo lò hơi không tăng áp suất.
Các quy định khi vận hành và bảo dưỡng lò hơi
Lò hơi cần ngừng vận hành ngay để sửa chữa, bảo dưỡng nếu có sự cố xuất hiện.
Hết hạn sử dụng lò hơi theo cấp phép an toàn lao động cần ngừng lò hơi lại và tiến hành kiểm tra, sửa chữa, đăng kiểm để sử dụng tiếp tục chức năng của lò hơi.
Việc sửa chữa lò hơi cần thực hiện bởi các cá nhân, đơn vị pháp lý và được nhà nước công nhận, đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hiện hành.
Khi có sự cố về lò hơi và cần khắc phục thì nên ghi chi tiết vào nhật ký vận hành để người quản lý giám sát được.
Việc thay đổi kết cấu và nguyên lý vận hành của lò hơi cần được nhà cung cấp chấp thuận, nếu cơ sở sử dụng tùy ý thay đổi thì mọi trách nhiệm thuộc về cơ sở đó.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng lò hơi. Hy vọng rằng sau quá trình vận hành lò hơi bạn sẽ thấy được hiệu quả của thiết bị mang lại cho người dùng là gì. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dòng van công nghiệp để lắp đặt cho hệ thống lò hơi của mình hãy tham khảo kho hàng của Tuấn Hưng Phát, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình, chu đáo.