Van bi là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi

Van bi là gì?

1. Van bi là gì?

Van bi có tên tiếng anh là Ball valve một dạng thiết bị sử dụng viên bi kim loại rỗng có lổ xuyên tâm, dùng để điều tiết lưu chất đi qua cửa van. Quả bóng rỗng, đục lỗ và xoay vòng để kiểm soát dòng chảy qua nó. van được mở khi lỗ của quả bóng trùng với chiều của thân và đóng lại khi nó được xoay 90 độ bằng van tay cầm. Tay cầm nằm thẳng với đường ống khi mở, và vuông góc với đường ống khi đóng nên dễ dàng nhận biết về tình trạng đóng mở của van.

Van bi tay gạt lắp ren Wonil Hàn Quốc

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi

2.1. Cấu tạo van bi

*Cấu Tạo Van Bi :  Van Bi được cấu tạo như hình trên gồm có một số bộ phận chính sau:

– Thân Van: Nhiệm vụ liên kết các và bảo vệ các bộ phận khác thành một khối hình thể kết cấu vững chắc. Vật liệu làm thân van thường là: Van Bi Thép, Van Bi Gang, Van Bi Đồng, Van Bi INOX, Van Bi Nhựa …
– Viên bi ( đĩa van): Được đặt giữa thân van có nhiệm vụ chính cho phép môi chất đi qua và điều tiết dòng chảy. Vật liệu làm Viên Bi Rỗng thường là: Thường là INOX 304, 316, Nhựa…
– Gioăng Làm Kín: Có nhiệm vụ làm kín khít giữa Viên bi rỗng và thân van để không cho môi chất bị rò rỉ. Gioăng làm kín có rất nhiều loại khác nhau được sử dụng trong van bi là tốt. Mỗi loại đều có ứng dụng cụ thể vì chúng có khả năng tương thích hóa học, áp suất và nhiệt độ tùy theo mục đích sử dụng… Vật liệu làm gioăng thường là: PTFE, Hypatite PTFE, Reinforced Teflon (RTFE), Metal, Nylon, Graphite, Viton
– Ty Van: Có tác dụng chuyền chuyển động giữa Tay vặn hành và viên bi rỗng, vật liệu thường là INOX.
– Tay Vặn Hành: Có chức năng điều khiển đóng mở, truyền chuyển động cho Viên Bi rỗng trong van, vật liệu làm tay van thường là: Thép mạ crom, inox, gang, nhựa…

Cấu tạo van bi

2.2 Nguyên lý hoạt động của van bi tay gạt

Van bi tay gạt có cấu tạo và cơ chế hoạt động giống với van nút, van xoay. Tất cả chúng đều được điều khiển bằng tay, tự động bằng khí nén và tín hiệu điện. Phần bi có lỗ tròn sẽ được giữ chắc chắn giữa 2 vòng làm kín. Đầu trên cần van là vị trí của tay quay. Khi tay gạt được xoay 90 độ, tương đương với việc van sẽ đóng hay mở, giúp hoặc ngăn cảng dòng chảy như nước, xăng dầu, hơi nóng, khí nén, hóa chất gas lưu thông qua lỗ của bị. Đây là một ưu thế khiến Van bi tay gạt dễ dàng mở/đóng nhanh hơn gấp mấy lần các loại van khác. Tay van bi gạt khi van được mở thì nó nằm song song với dòng chảy môi chất. Ngược lại, lúc tay quay vuông góc đường ống cũng là lúc van bi đóng.

3. Phân loại van bi

3.1. Phân loại theo cấu tạo

– Full Port Ball Valve
– Reduced Port or Reduced Bore Ball Valve
– V Port Ball Valve
– Cavity Filled Ball Valve
– Trunnion Ball Valve
– Multiport Ball Valve

3.2. Phân loại kiểu lắp

– Van bi lắp ren
– Van bi lắp bích
– Van bi 2 thân
Van bi 3 thân
– Van bi 2 mảnh
– Van bi 3 mảnh
Van bi 3 ngã

Van bi 3 ngã mặt bích điều khiển điện KosaPlus

3.3. Phân loại theo chức năng

– Van bi tay gạt
Van bi điều khiển khí nén
van bi điều khiển điện

3.4. Phân loại vật liệu

– Van bi inox304
– Van bi inox316
Van bi nhựa PVC
– Van bi nhựa UPVC
– Van bi đồng

Van bi nhựa tay gạt - tay vặn

3.5. Phân loại theo xuất xứ

– Van bi Minh Ha
– Van bi Hàn Quốc
– Van bi Đài Loan
– Van bi Nhật Bản
– Van bi Malaysia

>>> Xem thêm: Bảng giá van bi

4.3/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *