Nước nhiễm đá vôi là gì? Cách xử lý nước nhiễm đá vôi

Nước nhiễm đá vôi là gì? Cách xử lý nước nhiễm đá vôi

Nước nhiễm đá vôi là gì?

Nước bị nhiễm đá vôi còn gọi là nước cứng, là nước trong thành phần có nhiều canxi, magie vượt quá giới hạn cho phép. Canxi là thành phần có lợi cho sức khỏe con người nhưng trường hợp canxi trong cơ thể quá nhiều sẽ không được hấp thụ hết và là nguyên nhân gây bệnh cho sức khỏe con người. Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nước đá vôi là gì? Những cách xử lý nước đá vôi phổ biến hiện nay.

Nước nhiễm đá vôi có thành phần gì?

Nước đá vôi có thành phần chính là canxi ở dạng CaCO3, còn gọi là nước cứng có nhiều thành phần khoáng chất Ca2+ và Mg2+. Trong nguồn nước sinh hoạt hàng ngày vẫn có một lượng khoáng chất Ca và Magie nhưng nằm trong ngưỡng cho phép và không gây hại đến sức khỏe con người. Theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế nguồn nước sạch được phép sử dụng là 300mg/lít.

Làm thế nào nhận biết nước sinh hoạt nhiễm đá vôi

Tình trạng nước nhiễm đá vôi ngày càng nhiều, nhất là nước ở những địa chỉ vùng cao như Bình Dương, Daklak, Đồng Nai, Gia Lai… Chúng ta có thể nhận biết được nước bị nhiễm đá vôi qua các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như:

Các vật dụng nhà bếp như bình đun nước, nồi niêu, xoong chảo thường xuyên bị đóng cặn dưới đáy nồi thì khoảng 80% lượng nguồn nước bạn đang sử dụng bị nhiễm đá vôi.

Các hệ thống đường ống, vòi hoa sen, vòi nước nóng lạnh thậm chí là các thiết bị như máy giặt, bình nóng lạnh đang bị đóng cặn chứng tỏ nguồn nước nhà bạn đang bị nhiễm đá vôi khá nặng.

Khi nguồn nước xảy ra các hiện tượng nước cứng là đang có một hàm lượng canxi, magie lớn trong nước đã bị hòa tan. Nguồn nước dễ nhiễm đá vôi nhất chính là nước giếng khoan, chính vì thế gia đình nào nếu sử dụng nước giếng khoan phải thường xử lý nước bằng các biện pháp cơ học khác nhau mới đem sử dụng.

Ngoài ra nước  nhiễm đá vôi còn có thể nhận biết bằng các cách đơn giản sau: 

Khi bạn giặt đồ bằng nước nhiễm đá vôi nước giặt sẽ đổ ra ít xà bông hơn so với nguồn nước thường. Không dừng lại ở đó nước nhiễm đá vôi còn khiến quần áo bị cứng, khô ráp và mau bị mục nát hơn tình trạng quần áo dùng nước thường.

Một cách nhận biết khác nữa đó chính là quan sát nước đun sôi trong bình, nếu nước nóng lên có một lớp cặn bám dưới đáy bình thì chắc chắn nguồn nước đang bị nhiễm đá vôi.

Cuối cùng đơn giản nhất hơn là bạn có thể sử dụng bút thử TDS với tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước để kiểm tra sơ bộ nguồn nước. Thao tác này đơn giản nhưng lại có độ chính xác cao. Kết quả đo nước nguồn nước của bạn lớn hơn 300mg/l đồng nghĩa nguồn nước nhà bạn đang bị nhiễm đá. Đồng thời cần sử dụng thêm các phương pháp lọc nước, xử lý nước giúp nguồn nước an toàn hơn với sức khỏe con người.

Nước nhiễm đá vôi có hại cho sức khỏe con người không?

Nước nhiễm đá vôi có nhiều tác hại với sức khỏe con người, tuy nhiên điểm đầu tiên nó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đóng cặn sau một thời gian sử dụng. Các thiết bị sử dụng trong nhà bếp, nhà vệ sinh sau khi sử dụng với nguồn nước nhiễm đá vôi một thời gian sẽ bị đóng cặn, có hiện tượng đốm mốc, hoen ố, loang lổ, khiến tuổi thọ của các đồ dùng này bị giảm thiểu đi. Đồng thời tình trạng này còn gây mất tính thẩm mỹ trong quá trình sử dụng.

Khi bạn giặt đồ thì nước nhiễm đá vôi làm tăng tình trạng tiêu hao nhiều chất tẩy rửa gấp 2-3 lần. 

Với sức khỏe con người, bạn tắm nhiều nước nhiễm đá vôi trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh nấm da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu hơn. Bên cạnh đó còn có các hiện tượng như gãy, rụng tóc… Và khi nguồn nước ngấm vào cơ thể trong thời gian dài nó có thể gây ra nhiều áp lực lên thận, tác động đến các bệnh về thận như ung thư, sỏi thận…

Biện pháp xử lý nước đá vôi hiệu quả

Nước nhiễm đá vôi có nhiều tác hại đến con người, đồ vật trong nhà. Vì thế bạn nên sử dụng các biện pháp dưới đây để giảm thiểu hàm lượng đá vôi trong nước, giảm những ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  1. Phương pháp nhiệt: Phương pháp này cực đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi nước để các inox Ca, Mg kết tủa trong nước. Sau đó bạn có thể sử dụng nước uống hàng ngày. Ưu điểm của các làm này là nhanh chóng, tiện lợi có thể làm hàng ngày. Nhược điểm không xử lý triệt để được hàm lượng canxi trong nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày.
  2. Sử dụng phương pháp hóa học: Phương pháp này thường sử dụng các loại hóa chất gây kết tủa trong nước. Nhưng lại phụ thuộc vào độ mềm của nước, chất lượng nguồn nước. Các hóa chất được sử dụng thường xuyên là: NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2… Tuy nhiên việc sử dụng hóa chất lại gây khó khăn cho người dùng vì cần đong đếm chính xác hàm lượng phù hợp tránh dư thừa, và chi phí đầu tư cho phương pháp này cũng khá cao.

Do nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng lớn, vì thế mỗi người nên tự ý thức xây dựng một phương án làm sạch nước hiệu quả cho mình. Ưu tiên việc sử dụng nguồn nước sạch để nhằm giảm thiểu các bệnh về da, và giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn. 

Xem thêm: Nước giếng khoan là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *