Nước giếng khoan là gì? Nước giếng khoan có uống được không?

Nước giếng khoan là gì? Nước giếng khoan có uống được không?

Nước giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt hàng ngày ở những vùng nông thôn những nơi chưa có nước sạch. Vậy nước giếng khoan là gì, sử dụng có an toàn cho sức khỏe không? Để giải đáp thắc mắc này thì mọi người hãy cùng tham khảo nội dung bài viết này.

Khái niệm nước giếng khoan là gì?

Nước giếng khoan là nguồn nước được lấy từ nguồn nước ngầm sâu trong lòng đất lên. Tùy thuộc vào từng khu vực, độ sâu, địa tầng cơ sở mà nguồn nước có những thành phần khác nhau. Nhưng chủ yếu là nguồn chất khoáng hòa tan, sắt và mangan…

Nước giếng khoan từ xưa đã là nguồn sinh hoạt chính của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên hiện nay nguồn nước chủ yếu được sử dụng trong các vùng nông thôn vì có nhiều vị trí thuận lợi để tiện đào giếng.

Nước giếng khoan dùng có an toàn không?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa thì việc phát triển kinh tế đi kèm với ô nhiễm nguồn nước là khó tránh khỏi. Trước đây nước giếng khoan được coi là nguồn nước sạch vì nó đảm bảo được độ an toàn cho cho con người bởi trong thành phần không có hóa chất độc hại.

Tuy nhiên hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm do các hoạt động của nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước trừ sâu ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó còn một số chất thải ô nhiễm tạo chất như sắt, phèn, kim loại nặng…. Chính vì nguồn nước giếng khoan không còn an toàn với người dùng trong ăn uống, sinh hoạt.

Đặc điểm của nước giếng của nước giếng khoan

Độ pH nước, trong thành phần nước giếng khoan có sự thay đổi pH thay đổi lên xuống trong khoảng pH = 7.

Độ cứng của nước biểu thị cho hàm lượng Ca, Mg trong nước. Nước giếng được chia làm 3 loại độ cứng là độ cứng vĩnh cửu, độ cứng toàn phần, độ cứng tạm thời. Ngoài ra độ cứng của nước còn có một số thành phần muối cacbonat và bicacbonat của caxi và magie… 

Hợp chất hữu cơ: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh trong đó có nguồn nước ngầm. Bởi nguồn nước thải ngấm qua đất và ảnh hưởng đến nguồn nước.

Vi khuẩn: Các thành phần gây hại cho con người trong đó có E. coli, Coliform gây bệnh về đường tiêu hóa. Những vi khuẩn này cũng có lẫn trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường xâm nhập vào nguồn nước và gây ô nhiễm nước.

Độ kiềm của nước: Độ kiềm trong nước có các loại như ion bicacbonat, hydroxit, anion… Độ kiềm của nước được phân biệt thành hàm lượng bicacbonat hay độ kiềm hydrat

Hàm lượng kim loại nặng: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Các kim loại nặng trong nước gồm có: sắt, chì, asen, thủy ngân, Mn, Nhôm, Magie…

Nước giếng khoan bị nhiễm vôi: Nguồn nước giếng khoan ở vùng núi đá vôi có hàm lượng canxi trong nước cao. Nước bị nhiễm Ca cũng dễ nhận biết là có cặn trắng bám dưới đáy.

Các dấu hiệu nhận biết nguồn nước giếng khoan đang ô nhiễm

Nước có màu vàng, mùi tanh: Nguyên nhân khiến tình trạng nước giếng khoan có màu vàng là do nước nhiễm sắt, nhiễm phèn. Sắt tồn tại dưới dạng Fe2+ lơ lửng không kết tủa nên nước có màu vàng và vị tanh khó uống.

Nước bị đục có màu đen: Nước giếng khi bơm lên có màu đục, đen là do nhiễm mangan nặng. Nước gặp phải tình trạng này chủ yếu ở các khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Duyên Hải Miền Trung…

Nước có vị mặn: Nước giếng khoan có vị mặn thường xuất hiện ở các khu vực gần nguồn nước biển, do đất bị nhiễm mặn và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

Các phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm bẩn hiệu quả

Hiện nay nguồn nước giếng khoan đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, vì thế con người cần tìm ra các biện pháp lọc nước để đảm bảo chất lượng nguồn nước, cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xây bể lọc nước

Cách làm này khá phổ biến và được nhiều người dân áp dụng. Phương pháp này lọc nước dựa vào cơ chế tự lọc sinh học có 3 ngăn chính là lắng, lọc, chứa nước. Các vật dụng lọc nước khá đơn giản như cát, than hoạt tính, sỏi…

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí thích hợp cho hộ gia đình nhỏ sử dụng nước trong gia đình. Tuy nhiên cách làm này cũng có những hạn chế là không làm sạch được tạp chất, kim loại nặng kích thước nhỏ, vi khuẩn…

Dùng hóa chất làm sạch nước

Sử dụng hóa chất làm sạch nước bị ô nhiễm là cách làm đơn giản có khả năng làm sạch nước nhanh, hiệu quả. Dân gian thường sử dụng các loại hóa chất như phèn chua, tro bếp, than hoạt tính… 

Với phèn chua có hiệu quả xử lý nước bị đục. Chỉ cần thả một chút phèn chua vào nước, khuấy đều lên là được. Tuy nhiên lượng phèn chua sử dụng cho nguồn nước phụ thuộc vào số lượng nước bạn muốn làm sạch. Vì thế bạn cần tính toán kỹ.

Sử dụng than hoạt tính: Cách làm này dùng để loại bỏ chất cặn, chất phèn để loại bỏ tình trạng nước nhiễm phèn nhẹ. Cần kết hợp phèn với các nguồn nguyên liệu khác để đảm bảo xử lý được nguồn nước giếng khoan nhiễm phèn nặng.

Dùng vôi: Cách làm này có thể xử lý được sắt hiệu quả, bạn chỉ cần cho vôi vào nước nhiễm sắt để tạo phản ứng hóa học trong nước là có thể khử được sắt, trả lại nguồn nước an toàn cho người dùng.

Sử dụng thiết bị lọc nước công nghệ cao

Hiện nay các phương pháp lọc nước công nghệ được sử dụng nhiều như sử dụng máy lọc nước. Bởi sử dụng máy lọc nước giúp gia đình tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây bể lọc nước truyền thống. Ngoài ra nếu muốn tiện lợi hơn khi có thể sử dụng nước trực tiếp từ vòi có thể thêm máy lọc RO để loại bỏ vi khuẩn sạch đến 99,9% đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Việc đầu tư vào hệ thống lọc nước giúp gia đình giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi nguồn nước sạch không còn ô nhiễm nữa.

Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nước giếng khoan là gì, cũng như các biện pháp khắc phục nguồn nước nếu bị ô nhiễm. Nên tìm hiểu các biện pháp lọc nước công nghệ vì nó đảm bảo được độ sạch cao hơn, lọc nhanh hơn để giúp phục vụ đủ nhu cầu sử dụng của gia đình và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tham khảo thêm: Nước cứng là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *