Khí thải lò hơi và quy trình xử lý khí thải lò hơi

Khí thải lò hơi và quy trình xử lý khí thải lò hơi

Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho thiết bị công nghệ qua dung môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao cấp. Xử lý khí thải lò hơi là công việc quan trọng trong công nghiệp sử dụng nhiệt năng sinh hơi bởi việc đốt các nhiên liệu trong môi trường thiếu Oxy sẽ sản sinh khí CO. Dưới đây là quy trình xử lý khí thải lò hơi.

Khí thải lò hơi với môi trường sống

Khí SO2

Khí SO2 là sản phẩm chủ yếu của quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh (S) như than,…hay các nguyên liệu có chứa lưu huỳnh như đốt quặng Pirit sắt (FeS2), đốt cháy lưu huỳnh,…trong quá trình sản xuất axit Sunfuric (H2SO4).

Trong tự nhiên, SO2 phát tán trong không khí chủ yếu là do đốt than, và một phần do núi lửa phun. SO2 là khí trung gian trong sản xuất axit Sunfuric.

Khí SO2, SO3 được gọi chung là SOx là những loại khí độc hại không chỉ với sức khỏe con người, động thực vật. Nó còn tác động lên các loại vật liệu xây dựng, các công trình kiến trúc. Trên thế giới người ta có thể đánh giá sự phát triển công nghiệp của một quốc gia dựa vào sản lượng axit Sunfuric sản xuất trong 1 năm. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ làm gia tăng lượng SO2 trong không khí do khí thải của các nhà máy này.

Khí SO2

Khí NO2

NO2 là loại khó có màu nâu đỏ, mùi gắt và cay. Mùi NO2 được phát hiện được vào khoảng 0.12 ppm. NO2 là loại khí kích thích mạnh đường hô hấp. Nó tác động đến hệ thần kinh và phá hủy các mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi, viêm họng. Khi khí NO2 với nồng độ 100ppm có thể gây ung thư tử vong cho con người và động vật chỉ sau vài phút. Với nồng độ 5ppm có thể ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp.

Mồ hóng và bụi

Trong phổi của con người, bụi có thể nguyên nhân gây kích thích cơ học, hoạt động của phổi gặp nhiều khó khăn. Mồ hóng và bụi có thể gây các bệnh về đường hô hấp.

Khí CO

Khí CO là khí không mùi, không màu, không vị. Khí này được tạo ra do sự cháy không hoàn toàn do sự chứa C. Con người đề kháng với CO khá khó khăn. Người mang thai và đau tim tiếp xúc với CO rất nguy hiểm. Do áp lực của CO với hemoglobin cao gấp 200 lần so với oxy; do đó cản trở oxy từ máu đến các mô.

Khí CO
Khí CO

Quy trình xử lý khí thải lò hơi chi tiết

Thuyết minh dòng khí thải

Công việc quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh trong việc xử lý khí thải lò hơi là công đoạn thu gom khí thải. Khói bụi sinh ra trong lò hơi và các công đoạn liên quan được thu hồi triệt để bằng chụp hút bụi. Khói bụi được dẫn theo đường ống đến tháp làm sạch và làm nguội bằng nước. Một lượng lớn bụi bị giữ lại và theo dòng nước đi ra ngoài. Khí đi ra khỏi đỉnh tháp được 1 quạt hút vào ống khói trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Lượng khí thoát ra đạt cột B QCVN 19 : 2009/ BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ, áp dụng với các nhà máy, cơ sở đang hoạt động.

Thuyết minh dòng nước thải

Nước rửa từ tháp rửa có chứa cặn ô nhiễm được dẫn vào ngăn phản ứng, tại đây hóa chất trung hòa và xử lý nước thải được cấp để tách triệt để lượng cặn, chất gây ô nhiễm ra khỏi dòng nước, đồng thời duy trì độ pH trong dung dịch hấp thụ từ 8 – 10, tránh tình trạng ăn mòn chất liệu chế tạo tháp, nước sau khi qua bể phản ứng được dẫn đến bể lắng lamella thiết kế các ống Lamen nhằm làm tăng hiệu suất lắng.

Qua quá trình lắng trọng lực, cặn lắng xuống đáy bể, định kỳ thải bỏ ra ngoài. Nước trong được tuần hoàn tại tháp rửa và định kỳ thải bỏ ra hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.

Quy trình xử lý khí thải lò hơi
Quy trình xử lý khí thải lò hơi

Một số đặc điểm cần chú ý khi thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi

  • Thiết kế các van đóng mở tại các vị trí phát sinh khí thải nhằm tối ưu hóa quá trình hút khói, bụi và bảo dưỡng định kỳ.
  • Công suất vận hành của hệ thống được điều chỉnh nhằm tăng giảm tương ứng với công suất hoạt động của hệ thống để giảm thiểu chi phí vận hành.
  • Công suất của quạt, kích thước của chụp hút và hệ thống đường ống thu khí phải tính toán sao cho thu được toàn bộ lượng khí thoát ra.
  • Do đặc tính là dòng nhiệt của khí thải trong lò hơi sẽ lớn, do đó yêu cầu lượng dung dịch tuần hoàn phải làm mát trước khi quay lại quy trình xử lý.
  • Lượng cặn sinh ra trong quá trình xử lý khí thải lò hơi được máy ép bùn khung bản ép thành bánh mang thải như chất thải nguy hại.

Mô tả chi tiết tháp xử lý khí thải lò hơi – CCEP

Sơ đồ tháp xử lý khí thải lò hơi

Khí thải đi từ đáy lên đỉnh tháp, nước có chứa chất hấp thụ được bơm và phân phối đều lên bề mặt lớp đệm được phân thành 2 tầng có nhiệm vụ hấp thụ chất độc hại trong tháp xử lý khí thải.

Giai đoạn 1

Xử lý lượng khí thải bằng giàn phun mưa – khí thải được xử lý sơ bộ bởi giàn phun mưa (tầng xử lý thứ nhất). Tầng 1 bố trí dàn bép phun chuyên dụng chống tắc giúp phân phối đều lượng nước trong tháp. Nước thải được phun với mức áp suất lớn. Đồng thời do cấu tạo của bép phun chuyên dụng hình thành lớp mù trong thời gian bên dưới tháp; giúp làm tăng hiệu quả khói bụi tiếp xúc với chất lỏng. Phần lớn lượng bụi được giữ lại ở đây.

Giai đoạn 2

Xử lý bằng lớp đệm thứ nhất – khí thải sau giai đoạn 1 được tách hầu hết toàn bộ lượng bụi đi qua lớp vật liệu đệm thứ nhất có đường kính và chiều cao lớp đệm dựa theo tính toán thiết kế. Tại đây dòng khí thải va chạm với lớp đệm ở bề mặt lớp đệm và tiếp xúc với chất hấp thụ.

Các quá trình hấp thụ trung hòa được thể hiện thông qua phản ứng sau:

NaOH + CO2 --> NaCO3 + H2O 2NaOH + SO2 --> Na2SO3 + H2O

Giai đoạn 3

Quá trình xử lý khí thải được tăng cường bằng cách bố trí thêm một lớp đệm với cấu tạo giống lớp đệm thứ nhất. Mục đích tách 2 lớp đệm để nồng độ chất hấp phụ duy trì trên toàn bộ chiều dài lớp đệm.

Quy trình xử lý khí thải lò hơi
Quy trình xử lý khí thải lò hơi

Giai đoạn 4

Lượng khí thải có nhiệt độ cao chứa hơi nước và các phân tử nước nhỏ do quạt hút tiếp xúc với lớp tách mù bố trí trong đỉnh tháp. Tại đây nước và hơi nước được giữ lại.

Cả 4 giai đoạn, cơ chế xử lý khí thải lò hơi như sau

– Bụi và thành phần kim loại nặng, hơi kim loại, CO, … được hấp thụ bởi hóa chất; cuốn theo dòng nước thải ra khỏi tháp hấp thụ vào bể lắng Lamen.

– Hơi HF tác dụng với  ion M2+ có trong hóa chất hấp thụ theo phản ứng: M2+ + HF = MF2 + H+ Thành phần MF2 kết tủa, cuốn theo nước thải đi vào bể lắng Lamen và lắng xuống đáy bể.

+ Khí thải lò hơi được xử lý đi lên đỉnh tháp, thoát ra ngoài qua ống khói bởi 1 quạt hút khí. Khí sau khí xử lý đạt cột B QCVN 19:2009/BTNMT theo tiêu chuẩn khí thải công nghiệp áp dụng cho bụi và các chất vô cơ, áp dụng cho cơ sở đang hoạt động.

+ Dung dịch hấp thụ sau tháp chảy vào bể lắng, các thành phần lắng xuống đáy bể lắng. Phần nước trong được tuần hoàn tại tháp hấp thụ. Đến 1 thời gian định kỳ xả bỏ nước thải ra hệ thống xử lý nước thải tập trung tại nhà máy.

Trên đây là một số thông tin về khí thải lò hơi, quy trình xử lý khí thải lò hơi. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn biết cách xử lý nước thải lò hơi. Tuấn Hưng Phát là đơn vị chuyên cung cấp các loại van công nghiệp, thiết bị ngành nước. Với kho hàng rộng, có sẵn số lượng lớn sản phẩm, đa dạng kích thước, mẫu mã, chủng loại, Tuấn Hưng Phát sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký tham quan sản phẩm mẫu và hỗ trợ tư vấn, báo giá chi tiết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *