Bùn thải là chất thải đang phát sinh cực nhiều trong các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp. Thực tế không phải tất cả các bùn thải đều được xử lý theo đúng quy chuẩn kỹ thuật ban hành. Vậy thực tiễn bùn thải là gì, có những loại bùn thải nào và các phương pháp xử lý bùn thải hiệu quả hiện nay.
Bùn thải từ đâu mà ra?
Bùn thải có từ bể lắng đợt 1
Bùn thải được thu gom từ bể lắng đợt 1 gồm các hợp chất hữu cơ chưa phân hủy hết. Còn đối với bùn thải từ bể lắng đợt 2 là dạng bùn thải hoạt tính có cấu tạo dạng bông cặn. Vì khi bùn thải đi qua bể xử lý sinh học nên các chất hữu cơ trong bùn đã được phân hủy 1 phần.
Loại bùn này cần được xử lý tiếp theo trước khi được thu gom và xử lý tiếp theo. Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh và độ ẩm ướt do tích nước. Sử dụng bùn cặn tươi là phân bón không có lợi cho cây trồng và gây khó khăn trong vận chuyển.
Hơn thế đây là loại bùn có mùi hôi khó chịu không gây độc hại cho con người và có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua. Hoặc có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học khử mùi và chuyển đổi thành phân hữu cơ tổng hợp.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Với bùn thải từ nước thải công nghiệp là các dạng kim loại nặng nguy hiểm như Cu, Cr, As, Ni, Cd đặc biệt là hàm lượng bùn thải phát sinh trực tiếp từ hệ thống xử lý nước thải.
Với dòng bùn thải này cần được xử lý ngay trước khi đưa chúng thải vào môi trường tự nhiên và được thu gom xử lý theo đúng quy định về xử lý bùn thải được ban hành trong THÔNG TƯ 36/2015/TT-BTNMT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Bùn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Hầu hết các ngành nghề hiện nay đều sản xuất bùn thải từ hoạt động sản xuất, xử lý nước thải tập trung với các thành phần đặc trưng là chất nguy hại gây mất kiểm soát chất thải từ khu công nghiệp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý triệt để.
Loại bùn này được thu gom xử lý theo các quy định của nhà nước với thông tư 36/2015/TT-BTNMT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Hiện trạng bùn thải hiện nay như thế nào?
Tình trạng phát thải bùn thải ra ngoài môi trường đang rơi vào tình trạng báo động. Bởi bùn thải gần như không được xử lý đúng theo quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành mà được thải vào tự nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái xung quanh.
Hiện các nhà máy, doanh nghiệp và xưởng sản xuất hiện nay thường thu gom bùn thải và xả trực tiếp ra môi trường, đặc biệt những vùng hẻo lảnh nhằm thiểu chi phí xử lý bùn thải và không quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng có thể gây ra cho môi trường và cộng đồng sống con người, sinh vật.
Tiếp theo là hàm lượng lớn các bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có nhiều thành phần nguy hại cũng được thu gom xử lý sơ bộ rồi thải ra ngoài môi trường. Như thế các hàm lượng chất độc hại trong bùn thải có thể không được tiêu diệt triệt để và thải ra ngoài môi trường gây tác động tiêu cực tới môi trường.
Các phương pháp xử lý bùn thải được áp dụng nhiều nhất
Phương pháp xử lý bùn thải bằng bể nén bùn
Với cách làm này bể chứa bùn thải được cô đặc lại với mục đích chính là tăng nồng độ chất rắn trong bùn, giảm nước trong bùn đi một lượng đáng kể.
Vì thế đây được coi là cách xử lý bùn sơ bộ trước khi đưa bùn thải đến quá trình xử lý bùn ở sân phơi phía sau hoặc đưa bùn đến máy ép bùn thải.
Xử lý bùn thải bằng sân phơi bùn
Một trong những cách xử lý bùn có hiệu quả và được sử dụng lâu đời nhất là sử dụng sân phơi bùn. Sân phơi bùn được thiết kế với nhiều ngăn hoạt động luân phiên nhau tránh tình trạng gián đoạn khi xử lý bùn thải. Phương pháp này có thể áp dụng với cả dạng bùn sinh học và bùn hóa lý.
Cấu tạo của sân phơi bùn gồm các bộ phận chính như:
Bể phơi bùn dạng hình chữ nhật cao từ 0.6m đến 1m bao gồm nhiều ngăn song song.
Hệ thống ống lọc thu nước nhằm tránh các lớp vật liệu lọc bùn đi vào trong ống đựng bùn.
Hệ thống sỏi, cát lọc có 2 tầng chính gồm lớp sỏi đỡ cát độ dày từ 20cm và lớp cát thạch anh độ dày từ 20cm. Điểm nổi bật của sân phơi bùn là cấu tạo đơn giản, giá thành xây dựng rẻ và vật tư dễ kiếm nên có thể sử dụng lâu dài được.
Xử lý bùn thải bằng phương pháp thủy phân yếm khí, hiếu khí
Quá trình xử lý bùn thải bằng phương pháp phân hủy yếm khí, hiếu khí được áp dụng cho các loại bùn thải sinh ra trong hệ thống xử lý sử dụng công nghệ sinh học. Lượng bùn thải sinh học có khả năng phân hủy nội bào dựa vào quá trình yếm khí và hiếu khí. Bể phân hủy này được kết hợp với một bể nén nhằm tiết kiệm diện tích xây dựng tối ưu hơn.
Ở bể phân hủy bùn yếm khí lớp vi sinh vật lơ lửng trong toàn bộ không gian bể, lượng bùn thải phân hủy giảm thể tích bùn. Lượng nước trong bể chứa sau khi được phân hủy sẽ được tuần hoàn trở lại với bể điều hòa tiếp tục xử lý.
Bể phân hủy bùn hiếu khí giống như bể phân hủy sinh học hiếu khí, với sự hoạt động của hoạt động phân hủy nội bào. Các loại vi sinh vật sẽ sử dụng chất xơ là các xác vi sinh vật đã chết sinh sống và phát triển. Dẫn đến làm giảm thể tích lượng bùn sinh ra trong bể chứa.
Xử lý bùn thải bằng máy ép bùn khung bản
Với máy ép bùn khung bản, lượng bùn sinh ra trong hệ thống xử lý bùn thải được bơm màng hút và đẩy vào các khung bản máy ép bùn. Kích thước của lớp lưới lọc nhỏ hơn kích thước của cặn bùn. Vì thế bùn thải được giữ lại ở các lớp lọc vải và cho nước đi qua lớp lọc và đi và đi ra ngoài.
Với các phương pháp xử lý bùn thải trên đây hy vọng giúp mọi người có thể chọn được phương pháp tốt nhất để áp dụng cho hệ thống xử lý bùn thải của mình. Nếu bạn đang cần tư vấn chi tiết về các thiết bị trong hệ thống như van cổng, và các dòng van công nghiệp khác hãy liên hệ Van Nhập Khẩu THP ngay nhé.