Ưu nhược điểm đồng hồ đo nước điện tử

Ưu nhược điểm đồng hồ đo nước điện tử

Thiết bị được sử dụng để đo lường lưu lượng nước tại các khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất. Mặc dù có nhiều ưu điểm, được ưa chuộng ứng dụng nhiều trong các hệ thống. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn tồn tại nhiều điểm yếu cần khắc phục. Cụ thể chúng tôi sẽ phân tích về ưu, nhược điểm đồng hồ đo nước điện tử dưới đây, mời quý khách tham khảo.

Ưu, nhược điểm đồng hồ đo nước điện tử

Ưu điểm

Ưu điểm đồng hồ nước điện tử

  • Thiết kế đơn giản, không quá nhiều chi tiết, không chiếm nhiều diện tích, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau.
  • Màn hình dạng Led LCD hiển thị 2 dòng, 16 ký tự rõ ràng, dễ dàng quan sát. Theo dõi chỉ số lưu lượng trực tiếp và đầy đủ các thông số cơ bản: lưu lượng tức thời, lưu lượng tổng, tốc độ dòng chảy, khối lượng nước.
  • Khắc phục được điểm yếu của đồng hồ đo nước dạng cơ đó là không nằm trực tiếp trên đường ống nên không bị giảm độ chính xác.
  • Không bị ảnh hưởng kết quả đo lường bởi sự thay đổi về mật độ, độ nhớt, áp suất và nhiệt độ.
  • Thân đồng hồ được sản xuất bằng vật liệu thép carbon, nhôm đúc, gang có độ bền cao, chống ăn mòn tốt. Làm việc tốt trong điều kiện nhiệt độ cao, áp lực lớn.
  • Phần thân được chế tạo rỗng hoàn toàn bên trong nên hạn chế tối đa được tình trạng tắc nghẽn khi lắp đặt trong hệ thống nước thải có nhiều cặn bẩn, tạp chất.
  • Có thể cài đặt đơn vị đo lường lưu lượng như: lít, m³. Tốc độ dòng chảy lít/phút, lít/giờ, m³/phút, m³/h.
  • Các cảm biến được chế tạo bằng chất liệu SUS 316L giúp tiếp nhận nhanh điện tích từ dòng chảy lưu chất và không bị ăn mòn.
  • Lớp lót bên trong thân đồng hồ bằng nhựa PTFE hoặc FEP có độ bền bỉ cao, đàn hồi tốt và chống oxy hóa. Vì là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy lưu chất.
  • Về kết cấu có 2 tùy chọn dạng Compact màn hình liền thân thành một khối thống nhất và dạng Remote màn hình kết nối với thân bằng dây dẫn có kích thước đa dạng, phù hợp lắp đặt tại các vị trí xa trung tâm.
  • Kết quả đo lường lưu lượng có độ chính xác cao, sai số thấp.
  • Sử dụng nguồn điện áp thông dụng tại nhiều khu vực 24V, 110V, 220V hoặc nguồn pin lithium 3.6V, 9V, 12V.
  • Có khả năng kết hợp dễ dàng với các thiết bị ngoại vi, tủ điều khiển để theo dõi, điều chỉnh, kiểm soát các thông số đo lường. Vận hành điều tiết lưu lượng bằng các loại van điều khiển tự động.
  • Được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều hệ thống, môi trường lưu chất khác nhau: nước sạch, nước thải, hóa chất, xăng, dầu.
  • Tiêu chuẩn chống nước, chống bụi đạt IP67, IP68 cho phép vận hành tốt trong môi trường ẩm ướt và có thể chịu được độ sâu từ 15cm – 1m trong khoảng 30 phút.
  • Dải kích cỡ rộng từ nhỏ đến lớn, đảm bảo đáp ứng tốt mọi kích cỡ đường ống và vị trí cần lắp đặt.
  • Khi lắp đặt đồng hồ phải lắp đúng theo chiều mũi tên hướng dòng chảy ở mặt trước thân đồng hồ để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội ở trên đồng hồ đo nước điện tử cũng tồn tại nhiều nhược điểm, cụ thể dưới đây:
Nhược điểm đồng hồ đo nước điện tử

  • Được sản xuất chuyên dụng cho lưu chất dạng chất lỏng, không thể đo các lưu chất là chất khí, hơi hoặc chất lỏng có lượng khí lớn.
  • Giá thành đắt, cao hơn đồng hồ nước dạng cơ nhiều.
  • Chỉ phù hợp đo lưu lượng với lưu chất có tính dẫn điện và cần cấp nguồn điện áp hoặc pin để vận hành.
  • Hạn chế lắp đặt trong môi trường có nhiệt độ cao để tránh ảnh hưởng đến lớp lót và thân đồng hồ.
  • Độ chính xác chỉ nằm trong phạm vi ± 1% trong phạm vi tốc độ dòng chảy là 5%.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các ưu nhược điểm của đồng hồ đo nước điện tử. Nhìn chung, đây là phiên bản cải tiến của dạng đồng hồ cơ nên có nhiều lợi thế về tính năng, vị trí lắp đặt và độ chính xác cao. Nếu quý khách có nhu cầu mua hàng chỉ cần liên hệ trực tiếp qua hotline, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc 24/7 đảm bảo đáp ứng tốt nhất và mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *