Tiêu chuẩn cấp nước lò hơi an toàn

Tiêu chuẩn cấp nước lò hơi an toàn

Các khu công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, việc sử dụng nước lò hơi đóng vai trò quan trọng trong khâu xử lý và sản xuất. Do đó tiêu chuẩn cấp nước lò hơi cũng cần đạt được một số thông số quan trọng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, đảm bảo an toàn cho lò hơi khi vận hành.

Thông tin về nước cấp lò hơi

Nhằm phục cho công việc cũng như quy trình vận hành của nhà máy thì việc sử dụng nước cấp lò hơi đạt tiêu chuẩn sẽ giúp hiệu quả công việc nâng cao và đảm bảo chất lượng sản xuất tốt hơn. Chúng ta cần quan tâm tới 2 yếu tố chính khi làm việc với lò hơi của dòng nước cấp đó là:

Độ pH: Khi pH ở mức thấp có nhiều Oxy hòa tan làm tăng khả năng ăn mòn điện hóa và dễ gây cháy nổ ở mức nguy hiểm.

Độ cứng của nước: Nước cung cấp vào trong lò hơi giúp làm giảm khả năng trao đổi lượng nhiệt và gây ra một sự tiêu hao nguồn nhiên liệu, trường hợp kéo dài sử dụng nguồn nước này có thể gây cháy nổ trong lò.

Chính vì thế việc xử lý nước cấp cho lò hơi luôn được đặt lên hàng đầu cũng như tiêu chuẩn cấp nước lò hơi luôn được người vận hành chú ý.

Ý nghĩa của việc lý nước cấp cho lò hơi

Xử lý nước cấp lò hơi nhằm mục đích quan trọng như:

Kiểm soát được một lượng cặn nhất định nhằm ngăn ngừa cặn bẩn còn tích tụ và bám lên trên bề mặt ống dẫn lò hơi.

Có khả năng kiểm soát khả năng ăn mòn đường ống lò hơi hiệu quả cao.

Kiểm soát lượng oxy hòa tan trong nước nhằm tránh các tình trạng oxy hóa làm các dụng cụ kim loại bị hư tổn nghiêm trọng.

Tiêu chuẩn cấp nước lò hơi

Hiện nay có nhiều quy định về sử dụng nước cấp lò hơi được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để đạt được mục đích ngăn ngừa cáu bẩn, bám cặn và đường ống không bị ăn mòn trong quá trình sử dụng thì nước cấp cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn:

TCVN 7704 – 2007 Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi của Việt Nam.

ASME Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi của Mỹ.

JIS B8223-2006 hay tiêu chuẩn EN 12 952-12 tiêu chuẩn cấp nước cho lò hơi, ống hơi.

EN 12 953 -13 cấp nước cho lò hơi, ống lửa của cộng đồng Châu Âu.

Nước cấp lò hơi thường được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đa phần là ở các vị trí gần khu công nghiệp như sông, suối, giếng… Chính vì thế trong nguồn nước luôn có một hàm lượng Ca2+ và Mg2+ mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn nước của khu vực đó.

Khi hàm lượng vượt mức quá cao so với các tiêu chuẩn cho phép thì gọi là nước cứng và cần trải qua giai đoạn xử lý mới được cấp cho lò hơi.

Xử lý nước cho lò hơi là công tác cần thực hiện thường xuyên tránh các trường hợp nước cứng đưa vào lò hơi nhiều đậm đặc và kết tủa thành chất không tan bám vào thành ống của lò hơi làm giảm hiệu suất truyền nhiệt cho lò hơi.

Mục đích của việc sử dụng nước cấp lò hơi đảm bảo tiêu chuẩn:

Giúp lò hơi tiết kiệm nhiên liệu tối ưu hơn: Ít gặp phải các cản trở do cáu, cặn, các cặn trong đường ống lò hơi gây nên hình thành trạng thái trao đổi nhiệt thuận lợi hơn, hạn chế hao hụt nhiên liệu.

Bảo vệ tuổi thọ của lò hơi tốt hơn: Việc xử lý nước trong lò hơi đảm bảo duy trì được tuổi thọ của lò hơi theo đúng quy định trung bình từ 15 đến 20 năm theo tiêu chuẩn TCVN 7704 – 2007.

Thực tiễn cũng có nhiều công trình vận hành sau một thời gian do chất lượng nước không tốt nên đã đóng nhiều cáu cặn, bùn trong đường ống dẫn đến tình trạng tắc hoặc nứt đường ống phải thay thế toàn bộ.

Quy trình xử lý nước cấp lò hơi đúng tiêu chuẩn Việt Nam

Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ nguồn nước đầu vào

Nguồn nước cấp đầu vào được sử dụng trong lò hơi là nước sông, nước ngầm hoặc nước bơm vào bể chứa. Trong trạm xử lý đầu tiên bể chứa nước có nhiệm vụ dự trữ nước cho các hệ thống xử lý nước phía sau. Rác, chất ô nhiễm sẽ được xử lý hóa học, kết tủa loại bỏ hoàn toàn trước khi đưa nguồn nước vào dây chuyền vận chuyển đến bể chứa tiếp theo.

Giai đoạn xử lý nước cấp lần 2: Xử lý nước cấp cho lò hơi

Ở giai đoạn này việc xử lý nước cấp nồi hơi cần được áp dụng các công đoạn xử lý sau:

Xử lý bằng phương pháp lắng cặn

Nước từ bể chứa trung gian bơm trực tiếp vào cột lọc composite để loại bỏ hoàn toàn cặn lơ lửng trong nước. Đồng thời có thể loại bỏ các chất bẩn nhờ lớp lọc than hoạt tính tiếp theo. Công đoạn này giúp loại bỏ triệt để toàn bộ chất hữu cơ hòa tan trong nước.

Phương pháp xử lý nước cấp lò hơi bằng trao đổi cation

Sau khi nước được đưa vào cột trao đổi cation bậc 1 sẽ mang tính acid bởi các ion dương gồm có Mg2+, Ca2+. Na+ được trao đổi cùng với R-H với các ion dương sẽ chiếm vị trí quan trọng của H trong nhựa và giải phóng các ion H+.

Nồng độ ion dương sau khi đi qua các lớp cation bậc 1 vẫn còn cao nên sẽ được tiếp tục đưa qua cột cation bậc 2 hoạt động giống như cột cation 1 để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn.

Phương pháp xử lý nước bằng trao đổi anion

Sau quá trình xử lý nước cation thì tiếp tục đến quá trình trao đổi nước bằng anion dựa vào nhựa R-OH. Các nguồn ion âm gồm có SO42-, Cl-, HSiO3- sẽ chiếm chỗ của các OH và sinh ra các OH-. Tiếp đến là quy trình OH- kết hợp cùng H+ đã tách ra từ cột trao đổi cation bậc 1 và bậc 2 nhằm tạo ra các phân tử nước.

Nước sau khi ra khỏi cột trao đổi anion 1 sẽ được đưa đến cột trao đổi anion bậc 2. Sau đó tiếp tục được đưa vào cột trao đổi hỗn hợp, trong đó cột trao đổi hỗn hợp có một hỗn hợp nhựa RH, và ROH được hòa trộn với nhau theo một tỷ lệ cố định để tạo phản ứng nhằm tạo ra nguồn nước sạch.

Trong bể chứa nước được đi qua một hệ thống lọc tinh 0,5µm và đi qua hệ thống lọc RO nhằm loại bỏ hoàn toàn kim loại, các tạo chất cung cấp nước sạch cho hệ thống nồi hơi.

Như vậy là chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn tiêu chuẩn cấp nước lò hơi an toàn đang được áp dụng hiện nay. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra quy trình xử lý nước cho lò hơi mang lại hiệu quả cao cho người dùng. Trường hợp bạn cần tư vấn kỹ hơn về phụ kiện lò hơi có thể liên hệ Tuấn Hưng Phát để được hỗ trợ nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *