Tìm hiểu hệ thống bơm cứ hỏa
1. Hình ảnh hệ thống bớm cứu hỏa
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống bơm cứu hỏa
*Cấu tạo:
– 1 bơm chữa cháy chính (thường là bơm điện)
– 1 bơm dự phòng ( chạy xăng hoặc diesel) công suất tương đương
– 1 bơm bù áp, 1 bình tích áp
– Tủ điều khiển
– Thiết bị kết nối, phụ kiện điều khiển
– Máy bơm chữa cháy kiểu xách/khiêng tay: Lưu lượng bơm từ 500 đến 1800 lít/phút. Áp suất làm việc từ 5 đến 10 bar.
– Máy bơm chữa cháy rơ-mooc: Là loại máy di chuyển bằng xe kéo. Chủ yếu sử dụng động cơ xăng, có lưu lượng bơm đạt khoảng 500 đến 2500 lít/phút. Áp suất làm việc từ 5 đến 10 bar.
*Nguyên lý hoạt động của hệ thống bơm chữa cháy:
– Các máy bơm chữa cháy bắt đầu hoạt động khi áp suất trong hệ thống giảm xuống một ngưỡng nào đó. Các hệ thống phun nước áp lực giảm xuống đáng kể khi một hoặc nhiều vòi phun nước cứu hỏa được tiếp xúc với nhiệt độ thiết kế và mở ra, gây giảm áp trong hệ thống chính, kích hoạt máy bơm hoạt động.
– Hệ thống hoạt động bằng tay: Chỉ thực hiện các thao tác khởi động và vận hành đơn giản bằng tay thông qua tủ điều khiển.
– Hệ thống tự động: Đặt chế độ (tùy thuộc công trình, chữa cháy vách tường hay tự động mà cài đặt rơ le áp lực theo yêu cầu cụ thể cho các mức áp lực riêng.) Các giá trị dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
+ Đặt áp lực thường trực cho hệ thống chữa cháy là 7 bar.
+ Khi áp lực giảm xuống 6 bar. Bơm bù áp được vận hành cho tới khi áp lực về lại mức 7 bar.
+ Trong trường hợp áp lực giảm xuống mức 5 bar. Khởi động đồng thời bơm chính và bơm bù áp để đảm bảo áp lực và lượng nước cần thiết.
Trong quá trình cứu hỏa, nếu mạng lưới điện bị mất, thì bơm dự phòng sẽ được vận hành thay thế.