Gia công mặt bích inox được biết đến là quá trình sản xuất mặt bích để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh ứng dụng kết nối đường ống với nhau hoặc với các loại van công nghiệp trong hệ thống. Để hiểu rõ hơn về quy trình này, cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về gia công mặt bích inox
Gia công mặt bích inox là quá trình chế tạo mặt bích từ vật liệu inox các loại 304 hoặc 316. Quá trình này sẽ sử dụng các phương pháp cơ khí như cắt phôi, hàn, khoan lỗ bu lông và các công nghệ chính xác để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật một cách tốt nhất.
Mục tiêu của gia công mặt bích là định hình kích thước, hình dáng mặt bích theo các tiêu chuẩn ANSI, JIS, DIN. Bên cạnh đó, còn đảm bảo được các tiêu chí như có độ bền cao, chịu nhiệt độ, áp suất tốt và phù hợp với nhiều môi trường lưu chất như nước sạch, nước thải, hóa chất, xăng, dầu, khí nén…
- gia công mặt bích inox
Quy trình gia công mặt bích inox
Về quy trình gia công mặt bích inox, đó là một chuỗi các bước chế tạo nhằm tạo ra sản phẩm mặt bích bằng inox đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Dưới đây là quy trình chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Lựa chọn loại vật liệu inox phù hợp: inox 304, inox 316 hoặc inox 201 tùy thuộc nhu cầu sử dụng của hệ thống và ngân sách đầu tư. Sau đó, dùng các thiết bị để kiểm tra cơ lý vật liệu như máy phân tích thành phần kim loại, kiểm tra độ cứng, độ bền. Mục đích đảm bảo phôi không bị các lỗi nứt hoặc rỗ khí sẽ ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng.
Bước 2: Tiện tạo hình cơ bản
Tiến hành dùng máy cưa hoặc máy cắt plasma để cắt phôi vật liệu inox thành kích thước sơ bộ theo bản vẽ kỹ thuật. Tiếp đến, lắp phôi lên máy tiện và kẹp chặt, chắc chắn để quá trình gia công được chính xác. Sau đó, bắt đầu gia công thô bằng cách tiện đường kính ngoài (OD) và đường kính trong (ID) để tạo hình cơ bản của mặt bích. Đồng thời, gia công luôn bề mặt tiếp xúc để đạt tiêu chí phẳng, nhẵn.
Bước 3: Khoan lỗ bu lông
Với công đoạn này, đầu tiên cần xác định vị trí các lỗ và đánh dấu các lỗ theo tiêu chuẩn bản vẽ (PN10, PN16, ANSI, JIS, DIN). Tiếp theo, dùng máy khoan CNC để tạo các lỗ bu lông. Khi khoan xong phải dùng thước đo khoảng cách để kiểm tra khoảng cách giữa các lỗ bu lông đảm bảo đúng thông số kỹ thuật.
Bước 4: Phay hoặc tiện rãnh
Công đoạn này chỉ áp dụng với dạng mặt bích yêu cầu rãnh với các bước khá đơn giản. Cụ thể chỉ cần dùng máy phay hoặc tiện CNC để tạo rãnh với kích thước và độ sâu chính xác.
Bước 5: Đánh bóng và hoàn thiện bề mặt
Sử dụng máy mài để để loại bỏ các chi tiết thừa, tạo độ mịn và nhẵn cho bề mặt. Nếu cần tạo độ bóng có thể dùng máy đánh bóng hoặc hóa chất đánh bóng để tạo bề mặt sáng bóng và tăng khả năng chống ăn mòn. Sau đó, kiểm tra lại một lần nữa bằng thủ công hoặc máy đo độ nhẵn bề mặt để đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng
Bước này sẽ dùng thước cặp, máy đo 3D hoặc thước đo độ phẳng để kiểm tra kích thước đường kính trong, ngoài và độ dày của thành phẩm mặt bích. Ngoài ra, có thể đánh giá bề mặt bằng mắt thường xem có vết nứt, rỗ hoặc tets thử nghiệm khả năng chịu áp suất, nhiệt độ.
Bước 7: Đánh dấu và đóng gói
Cuối cùng, đó là công đoạn đánh dấu sản phẩm bằng cách sử dụng máy khắc hoặc in laser để khắc thông tin sản phẩm như kích thước, tiêu chuẩn, logo nhà sản xuất. Và đóng gói mặt bích bằng nilon hoặc giấy chống gỉ. Sau đó đóng thùng gỗ để bảo vệ trong quá trình vận chuyển.
Lưu ý trong quá trình gia công mặt bích
Trong quá trình gia công mặt bích inox, để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, cần chú ý các yếu tố sau:
- Lựa chọn vật liệu phù hợp dựa trên điều kiện làm việc như môi trường hóa chất, nhiệt độ cao, hoặc áp suất lớn. Và đảm bảo vật liệu không bị lỗi (nứt, rỗ khí, pha tạp).
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như JIS, ANSI, DIN, PN hoặc tiêu chuẩn cụ thể của khách hàng.
- Đảm bảo các thông số như đường kính trong, ngoài, độ dày và khoảng cách giữa các lỗ bu lông đáp ứng bản vẽ kỹ thuật.
- Sử dụng công nghệ và máy móc phù hợp với từng công đoạn để đảm bảo tạo ra phản phẩm tốt nhất.
- Quản lý nhiệt độ trong quá trình gia công bằng cách dùng dung dịch làm mát khi tiện, phay, khoan hoặc điều chỉnh tốc độ cắt để kiểm soát nhiệt độ. Vì inox dễ bị biến dạng hoặc thay đổi cơ tính khi nhiệt độ quá cao.
- Kiểm tra độ phẳng của mặt tiếp xúc để tránh rò rỉ trong quá trình lắp đặt.
- Kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ để tránh sai sót hoặc hư hỏng.
- Trang bị bảo hộ cho nhân công, đặc biệt khi làm việc với inox (vật liệu cứng, dễ sinh nhiệt và mảnh vụn sắc nhọn).
- Đóng thùng gỗ hoặc pallet phù hợp để tránh va đập, trầy xước trong quá trình vận chuyển.
Hy vọng bài viết trên đây của Van Nhập khẩu THP hữu ích cho bạn đọc. Tóm lại, gia công mặt bích inox là một quy trình quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo, yêu cầu sự chính xác, tay nghề cao và công nghệ hiện đại để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình gia công sẽ giúp tạo ra những sản phẩm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, góp phần vào sự ổn định và an toàn cho các hệ thống công nghiệp.