Đồng hồ đo áp suất nước là gì?
Đồng hồ đô áp suất nước hay còn gọi là đồng hồ đo áp lực nước là loại đồng hồ thông dụng nhất chuyên dùng để đo áp suất nước. Và được ứng dụng trong nhiều môi trường nước sạch, nước thải, nước công nghiệp hay nước sinh hoạt. Với nhiệm vụ báo cáo áp suất của hệ thống tại thời điểm đo giúp người dùng nắm được tình trạng vận hành của hệ thống, dễ dàng phát hiện sự cố để khắc phục.
Hiện nay, trên thị trường theo cấu tọa có 2 loại đồng hồ đo áp suất nước, một loại không có dầu và một loại được bơm khối lượng chất lỏng chính là dầu vào trong mặt kính mục đích giúp chống rung. Đơn vị đo của thiết bị này là Pa, atm, bar, theo HO, thuỷ ngân Hg,…mỗi loại sẽ có quy đổi riêng, tùy theo thực tế quý khách có thể chọn đơn vị phù hợp.
1 bar = 100000 Pa = 0.99 atm = 14.5 Psi = 10.19 mHO (mét nước) = 750mmHg (milimet thuỷ ngân)
HÌNH ẢNH: Đồng hồ áp suất nước có dầu
HÌNH ẢNH: Đồng hồ đo áp suất không dầu
Thông số kỹ thuật:
– Đường kính mặt: D40mm, D50mm. D60mm, D75mm, D100mm, D150mm, D200mm
– Vật liệu: Thân bằng thép, ruột bằng đồng kết nối với lưu chất; inox 304, 316, 316
– Chân ren kết nối với đường ống: 1/4PT – ren 13mm; 3/8PT – ren 17mm; 1/2PT – ren 21mm
– Kiểu chân: Chân đứng (A), Chân sau, chân đứng vành, chân sau vành
– Dải đo của mặt đồng hồ : 0 ~ 1000 Kgf/cm2, -76, 0 ~ 2, 4, 6, 10, 15, … 350; -76cmHg
– Đơn vị đo: Mpa, Kpa, psi, cmHg, kgf/cm2, Bar
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động đồng hồ đo áp lực nước
Cấu tạo
Về cấu tạo, đồng hồ đo áp suất nước được thiết kế gồm các thành phần chính nhưu sau:
- Thân đồng hồ
Chất liệu chế tạo chủ yếu là inox 304, 201 hoặc 316 có đặc tính chịu bền, chịu nhiệt, chống ăn mòn, hoạt động tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc ngoài trời. Thân van được kết nối với đường ống dạng lắp ren.
- Mặt đồng hồ
Được làm bằng kính cường lực với kích cỡ dày và trong suốt mục đích giúp bảo vệ các bộ phận bên trong, tránh bị va đập, nứt vỡ và giúp người sử dụng quan sát các thông số dễ dàng hơn.
- Kim đồng hồ
Chất liệu inox nhẹ, được kết nối với cơ cấu chuyển động bên trong và có màu sắc nổi bật giúp người dùng quan sát dễ dàng.
- Ống dẫn áp suất
Chức năng chính là dẫn áp suất bên trong đồng hồ để các bộ phận còn lại hiển thị thông số lên trên bề mặt đồng hồ.
- Màng kim loại
Bộ phận có chức năng chuyển đổi áp suất thành cơ học và làm cho cơ cấu truyền động bên trong đồng hồ quay.
- Chân kết nối
Được chế tạo bằng đồng hoặc inox mỗi loại sẽ có những đặc tính khác nhau đảm bảo phù hợp với môi trường sử dụng.
Nguyên lý hoạt động
Về cơ chế vận hành, chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: Khi lưu lượng nước bên trong đường ống được gia tăng áp lực. Lúc này áp lực đó sẽ tác động lên lớp màng của đồng hồ áp suất. Kết quả lớp mang bị ép vào tác động lên cơ cấu chuyển động bên trong và hiển thị thông số áp lực lên mặt đồng hồ để người dùng quan sát áp lực của dòng chảy tại thời điểm đó.
Khi áp lực nước giảm, áp lực tác động lên màng cũng sẽ giảm theo và làm cho cơ cấu quay dần trở về vị trí cũ.
Hướng dẫn chọn đồng hồ đo áp suất nước
Hiện nay, trên thị trường đồng hồ đo áp lực nước có rất nhiều loại , do vậy khi lựa chọn sản phẩm để sử dụng cho hệ thống, quý khách cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn đồng hồ theo áp suất
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu đồng hồ này dùng để đo áp suất nên áp suất sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo đạc, độ chính xác. Và do vậy nên khi chọn đồng hồ cần lưu ý đển khoảng giá trị đo áp suất nước của thiết bị đó để chọn lựa phù hợp với hệ thống có nhu cầu lắp đặt. Ví dụ nếu áp suất đường ống tối đa là 4 bar thì nên chọn loại áp khoảng giá trị áp suất 6 – 8barr.
- Chọn mặt đồng hồ
Tiếp theo, quý khách cần quan tâm đến mặt đồng hồ cụ thể về loại mặt kính, độ dày, có dầu hay không dầu để lựa chọn sao cho phù hợp với hệ thống. Với hệ thống có nhiều rung động, áp lực lớn nên chọn loại có dầu để giúp ổn định, tránh tình trạng kim đồng hồ bị rung động dẫn đến sai số kết quả. Còn với hệ thống đường ống bình thường, không rung nên chọn loại không dầu.
- Chọn môi trường sử dụng
Tiếp đến, môi trường sử dụng cũng là yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn đồng hồ vì ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ. Cụ thể với môi trường đo là nước sạch có thể dùng loại đồng hồ thiết kế bằng chân đồng. Còn với môi trường nước thải, hóa chất có tính ăn mòn nên chọn loại inox để chống ăn mòn, oxy hóa và tăng độ bền.
- Chọn đồng hồ theo kiểu thiết kế chân
Cuối cùng, khi lựa chọn quý khách cần lưu ý xem vị trí lắp đặt có địa hình như thế nào để chọn loại đồng hồ có kiểu kết nối chân đứng hoặc chân sau. Bởi 2 loại này sẽ ảnh hưởng khá lớn đển cách quan sát đồng hồ. Cụ thể loại chân đứng với hệ thống bằng phẳng sẽ phù hợp nhưng loại chân sau khi lắp đặt sẽ nghiên một chút nên không phù hợp.
Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo áp suất nước
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin trên khi lắp đặt đồng hồ để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, chính xác quý khách cần thao tác theo hướng dẫn dưới đây;
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước hết, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho quá trình lắp đặt gồm:
- Đồng hồ đo áp suất
- Băng keo non
- Cờ lê, búa…
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ đường ống và đồng hồ
Tiếp theo, tiến hành vệ sinh làm sạch hệ thống đường ống cần lắp đặt đồng hồ tránh tình trạng khi vận hành bị tắc nghẽn. Và vệ sinh phần chân ren để vặn đồng hồ vào. Lưu ý đảm bảo vị trí lắp đặt đã được ngắt áp suất hoàn toàn.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt
Dùng băng keo non quấn quanh phần chân ren dể làm kín, chống rò rỉ sau đó lắp đồng hồ vào đường ống. Khi lắp phải vặn chặt đều tay và cố định thật chắc phần chân ren.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về đồng hồ đo áp suất nước của chúng tôi hữu ích cho quý khách.
Chân thành cảm ơn quý khách đã theo dõi!