Bên cạnh kết nối ren, kết nối bằng bulong phương pháp hàn là cách kết nối được áp dụng với hầu hết các loại mặt bích: mặt bích rỗng, mặt bích mù, mặt bích hàn cổ… Vậy cách hàn mặt bích như thế nào chính xác, đúng kỹ thuật? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Hướng dẫn cách hàn mặt bích chính xác
Cách hàn mặt bích
Hàn mặt bích đòi hỏi kỹ thuật cao để đảm bảo độ kín khít, bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong hệ thống đường ống. Dưới đây là hướng dẫn cách hàn mặt bích chính xác:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
Trước hết, cần chọn loại mặt bích phù hợp với đường kính, áp suất và tiêu chuẩn yêu cầu. Vệ sinh sạch bề mặt tiếp xúc ở mặt bích và đầu ống để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và gỉ sét. Đồng thời chuẩn bị các thiết bị: máy hàn, thước kẹp, thước đo góc, các đồ bảo hộ như mặt nạ hàn, găng tay, kính…
Bước 2: Căn chỉnh và cố định mặt bích
Đặt đường ống cần kết nối mặt bích trên một mặt phẳng và dùng thước thủy để đo sự cân bằng. Nếu thước thủy nằm giữa là cân bằng còn nếu bị lệch cần chêm thêm một tấm gỗ nhỏ bên dưới để cân bằng. Mục đích của việc cân bằng chính là giúp mặt bích không bị xô lệch khi hàn và đảm bảo độ kín cao nhất, không bị hở khi siết 2 mặt bích.
Tiếp theo, đặt mép ống nối nằm giữa đường ống của mặt bích. Dùng thước ke góc nam châm để căn làm sao cho mặt bích và đường ống vuông góc với nhau. Sau đó, cố định cho ống nằm giữa mặt bích bằng các chêm gỗ chêm xung quanh. Ở bước này để kiểm tra xem mặt bích có vuông góc không cần dùng thước thủy để cân bằng.
Bước 3: Chọn phương pháp hàn phù hợp
Tùy vào loại mặt bích, sử dụng các phương pháp hàn sau:
- Hàn giáp mép: Áp dụng cho mặt bích hàn cổ, hàn theo nhiều lớp để đảm bảo độ kín. Lưu ý cần tạo rãnh ở mép ống và mặt bích trước khi hàn để tăng độ bám chắc.
- Hàn vòng: Dùng cho mặt bích hàn trượt và hàn lồng, khi hàn sẽ hàn quanh chu vi giữa mặt bích và ống ở cả hai mặt bên trong và bên ngoài.
Bước 4: Hàn mặt bích
Hàn điểm mặt bích
Hàn chấm điểm để cố định mặt bích trên đường ống, mỗi lần hàn cần dùng thước thủy để căn chỉnh để đảm bảo độ cân bằng tối đa. Về cách hàn, sẽ hàn từng lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong và hàn 2 lớp. Riêng mối hàn bên trong miệng ống và mặt bích cần hàn cẩn thận và vừa phải để dễ dàng chèn gioăng cao su.
Để nguội tự nhiên và gia công đánh bóng các mối hàn để tạo tính thẩm mỹ. Đặc biệt với mối hàn bên trong cần mài kỹ để tránh làm hư hỏng gioăng đệm cao su.
Cuối cùng, kiểm tra lại một lần nữa các mối hàn bằng mắt thường xem có bị nứt, rỗ khí. Chạy thử nghiệm cho lưu chất đi qua để kiểm tra xem có vấn đề gì không và khắc phục kịp thời.
Các phương pháp hàn mặt bích thông dụng
Phương pháp hàn MIG
Phương pháp hàn MIG (Metal Inert Gas Welding), còn gọi là hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ hoặc hàn GMAW (Gas Metal Arc Welding). Đây là một trong những kỹ thuật hàn phổ biến trong ngành cơ khí và công nghiệp chế tạo, điển hình hàn mặt bích. Với cơ chế sử dụng điện cực dây hàn nóng chảy liên tục và khí bảo vệ Argon, Helium hoặc hỗn hợp khí để bảo vệ mối hàn khỏi tác động của không khí. Ưu điểm hàn nhanh, dễ sử dụng, cho mối hàn mịn, bền, ít xỉ và thích hợp cho nhiều vật liệu: thép, inox, nhôm…
Phương pháp hàn TIG
Hàn TIG (Tungsten Inert Gas) là phương pháp hàn hồ quang sử dụng điện cực tungsten không nóng chảy và khí bảo vệ (Argon hoặc Helium) để tạo mối hàn chất lượng cao. Phương pháp này phù hợp cho hàn chính xác trên nhiều vật liệu như thép không gỉ, nhôm, titan và hợp kim. Ưu điểm cho mối hàn sạch, thẩm mỹ, nhưng yêu cầu kỹ thuật cao và thời gian hàn lâu hơn so với các phương pháp khác.
Phương pháp hàn que điện tử
Hàn que điện tử (Shielded Metal Arc Welding – SMAW) là phương pháp hàn hồ quang thủ công sử dụng que hàn có lớp thuốc bọc. Khi hàn, lớp thuốc bọc cháy tạo ra khí và xỉ bảo vệ mối hàn khỏi tác động của không khí. Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản, phù hợp với nhiều loại vật liệu và điều kiện môi trường nhưng mối hàn có thể cần làm sạch sau khi hoàn thành.
Một vài lưu ý trong cách hàn mặt bích
Với cách hàn mặt bích, có một số lưu ý quan trọng Van Nhập khẩu THP đã tổng hợp dưới đây để đảm bảo mối hàn đạt chất lượng cao và không gặp phải các vấn đề trong quá trình sử dụng:
- Trước khi hàn, cần làm sạch bề mặt mặt bích và ống khỏi dầu mỡ, gỉ sét, bụi bẩn và các tạp chất khác để giúp mối hàn đạt độ bền cao hơn.
- Đảm bảo mặt bích và ống có kích thước chính xác, phù hợp với tiêu chuẩn hàn để tránh hàn không chính xác hoặc rò rỉ.
- Lựa chọn dòng điện và điện áp phù hợp với loại vật liệu và độ dày của mặt bích và ống. Dòng điện quá cao hoặc quá thấp có thể làm mối hàn yếu hoặc bị hỏng.
- Lựa chọn đúng loại que hàn hoặc dây hàn và khí bảo vệ (như Argon hoặc CO₂) giúp tạo ra mối hàn bền và đẹp.
- Đảm bảo góc hàn giữa que hàn/dây hàn và mặt bích là chính xác (thường khoảng 15-20° đối với hàn giáp mép).
- Hàn đều, liên tục, theo thứ tự từ trong ra ngoài và theo từng lớp để mối hàn đạt chất lượng tốt nhất.
- Luôn kiểm soát nhiệt độ trong quá trình hàn để tránh làm mối hàn quá nóng, dẫn đến hiện tượng nứt hoặc biến dạng.
- Sau khi hàn xong, cần kiểm tra mối hàn xem có vết nứt, lỗ hổng hay không và vệ sinh làm sạch mối hàn
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như mặt nạ hàn, găng tay, ủng, quần áo chống cháy, để tránh nguy cơ bỏng và bảo vệ mắt khỏi ánh sáng hồ quang.
Tóm lại, cách hàn mặt bích chính xác đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật hàn để đảm bảo độ bền của hệ thống đường ống. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp cũng đóng vai trò quan trọng để mối hàn được chất lượng, hiệu quả tốt nhất.