1. Giới thiệu về bộ điều khiển điện
Bộ điều khiển điện có tên tiếng anh là electric actuator là thiết bị được lắp đặt kết hợp với các dòng van công nghiệp. Với nhiệm vụ điều khiển quá trình đóng mở van thông qua mô tơ điện 24V, 220V, 380V. Bộ điều khiển điện được vận hành tự động nhờ nguồn điện được cấp vào và thay thế hoàn toàn thao tác vận hành thủ công bằng tay, dùng sức người.
2. Ưu điểm của bộ điều khiển bằng điện
Ưu điểm của bộ điều khiển điện là được thiết kế chất liệu hợp kim nhôm nguyên khối, bên ngoài được sơn màu xanh hoặc xám, có độ bền cao, chống va đập tốt. Nguồn điện sử dụng thông dụng tại nhiều khu vực, điều khiển đóng mở nhanh, linh hoạt và chính xác. Đặc biệt là có khả năng chống nước, chống bụi.
Hiện nay, bộ điều khiển điện được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay thường của 2 thương hiệu lớn là Haitima Đài Loan và Kosaplus Hàn Quốc. Mỗi thương hiệu đều có những mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu và ứng dụng trong các vị trí lắp đặt khác nhau để người dùng lựa chọn kết nối phù hợp cho các loại van điều khiển.
3. Cấu tạo bộ điều khiển điện
Về cơ bản, bộ điều khiển điện được cấu tạo khá đơn giản, với 2 cơ chế đóng mở ON/OFF và đóng mở tuyến tính không có quá nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể bộ điều khiển điện sẽ gồm các thành phần chính như sau:
- Thân bộ điện: được chế tạo bằng chất liệu nhôm nguyên khối, bên ngoài được sơn tĩnh điện màu xanh hoặc xám. Với đặc tính có độ bền cao, chống va đập, chống ăn mòn tốt và chịu được điều kiện nhiệt độ cao. Thân bộ điện có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận bên trong tránh các tác nhân bên ngoài.
- Bảng mạch điện: nơi tiếp nhận điện nguồn và chuyển nguồn điện đó đến motor điện để tạo momen xoắn tác động lên van. Thường sơ đồ đấu nối mạch điện sẽ được in ở nắp bộ điện.
- Motor điện: bộ phận có chức năng nhận nguồn điện từ bảng mạch điện và tạo ra lực momen xoắn để điều khiển quá trình vận hành của van.
- Công tắc hiển thị: có 2 loại công tắc hành trình giúp người dùng quan sát quá trình vận hành đóng mở của van. Và 1 loại khác là công tắc giới hạn dùng để ngắt hoàn toàn nguồn điện khi kết thúc chu trình đóng hoặc mở, mục đích để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng cháy, chập điện.
- Bánh răng chuyền cấp: bộ phận nhận lực momen xoắn từ motor sinh ra và truyền tác động xoay xuống trục – đĩa van.
Ngoài ra, bộ điện còn có gioăng làm kín, tụ điện, bộ phận điều khiển bằng tay quay trong trường hợp mất điện hoặc gặp sự cố để đảm bảo không ảnh hưởng đến chu trình hoạt động của van.
4. Nguyên lý vận hành của bộ điện
Về cơ chế hoạt động của bộ điện, chúng ta có thể hiểu đơn giản, ban đầu ở trạng thái đóng, công tắc giới hạn hành trình CLOSE. khi tiến hành cấp nguồn điện thích hợp bằng cách đấu nối vào bảng mạch điện. Lúc này motor điện sẽ nhận điện nguồn và tạo ra momen xoắn thông qua các bánh răng chuyền cấp để truyền chuyển động xuống trục van, kéo theo đĩa van dịch chuyển sang trạng thái mở. Khi van ở trạng thái mở hoàn toàn, công tắc giới hạn sẽ ngắt điện để đảm bảo an toàn.
Khi muốn đóng van, chúng ta thực hiện tương tự, đó là cấp nguồn điện vào motor điện bằng cách đấu nối vào các vị trí tương ứng tại bảng mạch điện. Khi đó, motor sẽ truyền chuyển động tạo momen xoắn và làm cho đĩa van dịch chuyển sang trạng thái đóng hoàn toàn.
5. Đánh giá chung về bộ điều khiển điện
5.1. Ưu điểm
- Thao tác vận hành đơn giản, hoàn toàn tự động, không cần dùng sức người nên tiết kiệm chi phí.
- Độ bền cao, chống ăn mòn, chống va đập tốt.
- Vỏ bộ điện được sơn tĩnh điện giúp đảm bao an toàn tối đa cho người vận hành.
- Được thiết kế phần nắp bộ điện có hướng dẫn đấu nối để đóng, mở van chi tiết, rõ ràng cho người sử dụng.
- Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hệ thống: công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng và đa dạng môi trường: nước, hơi nóng, khí nén…
- Thời gian đóng mở nhanh hơn so với phương pháp vận hành thủ công bằng tay thông thường.
- Công tắc giới hạn và công tắc hiển thị trạng thái đóng mở nhanh chóng, chính xác giúp người dùng chủ động khi vận hành.
- Đa dạng kích cỡ từ nhỏ đến lớn đảm bảo phù hợp với mọi vị trí, môi trường, hệ thống cần lắp đặt.
- Nguồn điện sử dụng 24V, 220V, 380V thông dụng tại nhiều khu vực.
5.2. Nhược điểm
- Gía thành cao hơn so với điều khiển thủ công bằng tay.
- Người dùng phải tìm hiểu kỹ lưỡng, chi tiết trước khi sử dụng để tránh tình trạng cháy nổ, chập điện và hư hỏng van.
6. Phân loại bộ điều khiển điện
6.1. Theo cách thức vận hành
Bộ điều khiển điện ON/OFF
Đây là loại thông dụng nhất và được lắp đặt trong hệ thống có nhu cầu đóng mở hoàn toàn dòng chảy lưu chất. Về thiết kế không có bộ phận nào đặc biệt, nếu người dùng muốn lắp đặt tại vị trí có nhu cầu đóng hoặc mở hoàn toàn nên ưu tiên sử dụng.
Bộ điều khiển điện tuyến tính
Loai bộ điện này được thiết kế thêm bộ tuyến tính nhận tín hiệu điều chỉnh trong khoảng 4-20mA để điều khiển van vận hành. Ưu điểm nổi bật là có thể điều chỉnh các góc mở van tùy ý muốn nên được ưu tiên lắp đặt tại những vị trí có nhu cầu này.
6.2. Theo thương hiệu
Bộ điều khiển điện Haitima Đài Loan
Được thiết kế với nhiều model khác nhau từ HTE02 – HTE100 và có 2 màu sắc chủ đạo là xám sữa và màu xanh. Tiêu chuẩn chống nước, chống bụi IP67, chất liệu thân bộ điện nhôm nguyên khối. Thời gian đóng mở tối đa 15 giây, nhiệt độ làm việc max 60 độ C cùng 2 cách thức đóng mở ON/OFF hoặc tuyến tính. Thông thường, bộ điện Haitima sẽ được kết hợp với van bi hoặc van bướm để đóng mở van.
Bộ điều khiển điện Kosaplus Hàn Quốc
Bộ điều khiển điện Kosaplus được sản xuất tại Hàn Quốc bởi hãng Kosaplus với nguồn điện sử dụng; 24V, 220V, 380V. Tiêu chuẩn động cơ IP68, cao hơn bộ điện Haitima nên được sử dụng nhiều hơn. Chất liệu cấu tạo hợp kim nhôm, bên ngoài được sơn Epoxy và sơn tĩnh điện, model KE002 – KE050.
7. Hướng dẫn đấu nối mạch điện cho bộ điện
Có rất nhiều khách hàng đặt ra câu hỏi này khi có nhu cầu mua sắm bộ điện, bởi theo nghiên cứu, khâu đấu nối có vai trò vô cùng quan trọng. Khi sử dụng đòi hỏi người dùng phải đấu nối chính xác để tránh những rủi ro không đáng có. Theo đó, nếu bạn chưa nắm rõ vui lòng không thực hiện thay vì đó hãy nhờ sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật để đảm bảo an toàn.
Với bộ điều khiển điện, mỗi thương hiệu sẽ có những cách đấu nối bảng mạch điện khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý khách:
7.1. Bộ điện Haitima
Dây đấu vào vị trí số 2 sẽ là dây trung tính và đấu 2 dây còn lại vào vị trí số 3 và số 4.
Khi chúng ta cung cấp điện vào vị trí dây số 2 và dây số 3 đồng nghĩa với việc chúng ta đang yêu cầu van mở.
Và khi cung cấp điện cho dây ở vị trí số 2 và số 4 thì chúng ta đang yêu cầu van đóng.
7.2. Bộ điện Kosaplus
Dạng ON/OFF: Dây số 2 có màu vàng sẽ là dây trung tính và cố định, dây số 4 và dây số 5 sẽ có màu xanh:
– Mở van: Tiến hành cấp điện cho dây ở vị trí số 2 và vị trí số 4.
– Đóng van: Tiến hành cấp điện cho dây ở vị trí số 2 và vị trí số 5.
Dạng tuyến tính: Dây số 2,3 là dây nguồn điện áp 24V, 220B, 380V , dây số 4 và số 5 để đấu nối đóng, mở van:
– Mở van: cấp điện vào vị trí dây số 4.
– Đóng van: cấp điện vào vị trí dây số 2,3 và 5.
8. Những lưu ý khi chọn mua bộ điều khiển điện
Tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể, cân nhắc giữa loại ON/OFF hay tuyến tính – chọn loại van thích hợp nhất.
Xem xét nguồn điện áp sử dụng để chọn thiết bị phù hợp, đảm bảo rằng nguồn điện cung cấp tương thích với van.
Áp lực và nhiệt độ môi chất: Đánh giá áp lực và nhiệt độ của môi chất để lựa chọn thiết bị có khả năng hoạt động ổn định và an toàn trong điều kiện đó.
Nếu sử dụng thiết bị dưới trời mưa hay bụi bẩn, hãy sử dụng mái che để tăng độ bền của thiết bị
9. Đơn vị cung cấp bộ điều khiển điện chính hãng
Hiện tại, Van Nhập Khẩu THP đang là một trong những đơn vị nhập khẩu, phân phối trực tiếp các dòng sản phẩm bộ điều khiển điện. Với các thương hiệu từ Hàn Quốc, Đài Loan của các hãng: Kosa plus, Haitima. Chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ, chính sách bảo hành 12 tháng, cơ chế 1 đổi 1 theo nhà sản xuất.
Mọi yêu cầu về sản phẩm xin vui lòng liên hệ qua hotline để được hỗ trợ kỹ thuật và báo giá tốt nhất.