Trên trái đất có vô số các hiện tượng kỳ lạ khó có thể giải thích. Tuy nhiên với sự phát triển của thời đại, khoa học nên hiện nay người ta đã có câu trả lời cho những hiện tượng tự nhiên này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thủy triều là gì? Tác hại của dòng thủy triều đỏ.
Thủy triều là gì?
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên nói về mực nước (sông, biển) dâng lên, hạ xuống theo một chu kỳ thời gian nhất định, dựa vào sự biến đổi thiên văn.
Có thể hiểu đơn giản thì thủy triều chính là hiện tượng nước biển hoặc nước sông,… thay đổi lên xuống theo một chu kỳ thời gian dựa trên sự biến chuyển thiên văn. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và thiên thể khác như Mặt Trời ở một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất sẽ tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước xuống (triều xuống) vào một khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
Thủy triều xảy ra do đâu?
Thủy triều hình thành do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực ly tâm gây ra. Có thể hiểu đơn giản là thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở 2 miền để tạo thành hình elip.
Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất, nó sẽ tự quay xung quanh nó một vòng. Đồng nghĩa với việc khi ở tại một điểm nào đó trên Trái Đất sẽ có 1 lần hướng về Mặt Trời và xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều:
- Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày có 2 lần nước dâng cao và 2 lần nước xuống
- Thủy triều toàn nhật triều: Mỗi ngày thủy triều dâng cao 1 lần và 1 lần thủy triều xuống.
Mặt trời cũng có thể sinh ra lực hấp dẫn thủy triều. Tuy nhiên khả năng này chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Nếu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời trùng nhau thì nước thủy triều cũng tăng cao hơn.
Thủy triều có những giai đoạn nào?
Thủy triều trải qua 4 giai đoạn chính như sau:
- Thủy triều lên là lúc mặt nước dâng lên cao hơn bình thường gây ngập vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.
- Thủy triều cao là thời điểm thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất trước khi rút xuống.
- Thủy triều xuống là lúc nước rút khỏi vùng nước lấn lên trước đó, hiện tượng này thường xảy ra trong vài giờ.
- Thủy triều thấp là hiện tượng mực nước ở vị trí cố định tại điểm thấp nhất.
Vai trò của thủy triều đối với con người và tự nhiên
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên của biển, tuy nhiên nó có vai trò quan trọng với cả con người và tự nhiên. Không những mang đến những vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động trực tiếp lên cấu tạo địa chất ở nơi tiếp giáp. Đặc biệt là các vùng cửa sông thì hiện tượng thủy triều mang đến lợi ích rất lớn cho kinh tế.
Khi thủy triều lên giúp vùng đất mà nó đi qua phì nhiêu, màu mỡ hơn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngư dân cũng thuận tiện hơn trong việc đánh bắt thủy hải sản, lợi dụng để cung cấp nước cho nuôi trồng. Ngoài ra, khi thủy triều lên sẽ mang đến một nguồn thủy sản phong phú.
Đối với địa hình, nhờ hiện tượng lên xuống của thủy triều sẽ hình thành nên các dạng địa hình xâm thực, phát triển vùng ven biển. Nhờ lượng nước lớn giúp quá trình thau chua rửa mặn cho các vùng đất ngập mặn dễ dàng hơn. Bởi vậy mà hiện nay người ta luôn tận dụng tối đa các lợi ích của thủy triều để mang đến những lợi ích kinh tế to lớn.
Thủy triều đem lại những tại hại nào?
Bên cạnh những lợi ích cho sinh hoạt, sản xuất thì thủy triều cũng gây ra một số tác hại như:
- Thủy triều đỏ khiến các vi sinh vật biển bị chết hàng loạt.
- Thủy triều xâm lấn đất liền, cuốn trôi đất đai, gây ra lũ lụt, sạt lở.
- Các đợt triều cường gây mất an toàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cư dân vùng ven biển.
Việc sống chung với thủy triều bắt buộc mọi người phải tận dụng mặt tích cực và những hạn chế tiêu cực đến cuộc sống, sản xuất. Chúng ta cần có những biện pháp để đối phó với các ảnh hưởng của thủy triều sớm bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là chú ý theo dõi lịch của thủy triều thật tốt.
Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?
Thủy triều đỏ hay tảo nở hoa, đây là hiện tượng có một lượng lớn tảo trong nước. Tảo ở cửa sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ nhiều khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu đỏ.
Tùy thuộc vào từng loại tảo, thủy triều đỏ có thể sản sinh độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là “tảo nở hoa độc hại” (HAB). Tác hại dễ nhận thấy của HAB là động vật biển hoặc các loài cá, giáp xác, thân mềm và vi sinh vật khác chết hàng loạt.
Tác hại của dòng thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ được xác định gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như sau:
Ảnh hưởng đến con người
Người ta đã xác định được rằng thủy triều đỏ cũng gây ra một số tác hại nhất định đến sức khỏe của con người. Nếu con người ăn phải sinh vật bị nhiễm độc thủy triều đỏ thì có thể dẫn đến dị ứng mắt, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Một số bệnh lý nguy hiểm được nhắc đến như bệnh phổi mãn tính, hen suyễn, thậm chí là tình trạng tê liệt hệ thần kinh.
Tác hại đến sinh vật biển
Đối với sinh vật biển, thủy triều đỏ có tác hại tương đối nghiêm trọng. Cụ thể:
- Những khu vực nuôi trồng thủy hải sản có thể gặp phải tình trạng vật nuôi bị chết hàng loạt và phá vỡ hệ sinh thái dưới nước.
- Nếu tảo không nở hoa và chết đi thì quá trình phân hủy thân tảo sẽ có hiện tượng hút hết khí oxy ở trong nước và khiến các vi sinh vật khác chết hàng loạt vì thiếu oxy.
- Số lượng tảo biển quá lớn có thể tạo nên một lớp màng nhầy ở trên mang cá và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ khí oxy. Điều đó có thể khiến cá chết do thiếu oxy hoặc bị tổn thương.
Về cơ bản, tảo biển là vi sinh vật quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới biển. Phần lớn tình trạng tảo biển nở hoa đều có lợi. Tuy nhiên, nếu tảo biển nở hoa quá nhanh với số lượng quá nhiều, trong đó có lượng lớn tảo độc thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái dưới biển và sức khỏe con người.
Các biện pháp ngăn ngừa thủy triều đỏ
Do tác hại của thủy triều đỏ là rất lớn nên chúng ta cần có những biện pháp khắc phục hiện tượng này để giảm thiểu tối đa các tác hại của nó.
- Lập bản đồ liệt kê tất cả những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thủy triều đỏ trên biển, trên sông.
- Liệt kê các tác hại do thủy triều đỏ gây ra cho hệ sinh thái biển và con người. Từ đó đưa ra các kế hoạch, có phương án phù hợp để khắc phục hậu quả.
- Kiểm soát nguồn chất thải ra biển, nhất là những khu vực nuôi trồng thủy hải sản.
- Hạn chế tình trạng tảo nở hoa quá nhiều bằng cách lắng tảo, nếu cần thiết thì có thể sử dụng hóa chất sinh học an toàn.
- Quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ môi trường ven biển.
Tổng kết
Thủy triều đỏ là một hiện tượng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và các loài vi sinh vật, môi trường sống xung quanh. Do đó mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, chủ động ngăn chặn hiện tượng này xảy ra.