Nước thải được xả ra từ trung tâm y tế, bệnh viện là loại nước thải có đặc thù khác biệt so với các loại nước thải ngành nghề khác. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm nước thải y tế là gì? Hệ thống xử lý nước thải y tế gồm những công đoạn nào?
Thông tin về nguồn gốc nước thải y tế
Nước thải y tế được xả ra từ bệnh viện, trung tâm y tế, được phát sinh từ hoạt động chữa bệnh, khám xét nghiệm. Nước thải hình thành từ các công việc vệ sinh, tắm rửa, giặt tẩy hàng ngày của các y bác sĩ, bệnh nhân và thân nhân…
Nguồn gốc nước thải y tế
Nước thải loại này có nguồn gốc từ các hoạt động như lau chùi vết thương, lau chùi dụng cụ y tế, phẫu thuật, nước thải từ các phòng xét nghiệm y khoa, bệnh phẩm của bệnh nhân… Nước thải này có chứa nhiều vi khuẩn có tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn gây tình trạng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ra môi trường xung quanh con người như:
Nước thải sinh hoạt hình thành từ các hoạt động nhà bếp, nhà ăn của cơ sở y tế, bệnh viện và các hoạt động nấu ăn, tám giặt của bác sĩ, y tá, bệnh nhân…
Ngoài ra còn có nguồn nước thải xuất hiện từ việc vệ sinh sàn, nhà, vệ sinh máy móc trang thiết bị sử dụng trong ngành y tế xả thải ra môi trường.
Thành phần trong nước thải y tế
Nước thải y tế có chứa nhiều thành phần hóa chất nguy hiểm cho môi trường, đặc biệt các thành phần COD, BOD5, TSS, Nitrat, Photphat có các thông số vượt ngưỡng cho phép…
Các hợp chất hữu cơ trong nước, các hợp chất dinh dưỡng trong nước thải.
Các hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải.
Hàm lượng vi khuẩn, vi trùng trong nước thải từ các hoạt động xét nghiệm bệnh nhân như Salmonella, liên cầu, tụ cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng
Các mẫu bệnh phẩm sinh học khác trong mủ, máu, đờm, dịch, phân của người bệnh được thải vào nguồn nước.
Ngoài ra còn có hóa chất độc hại khác trong cơ thể theo phân ra ngoài, thậm chí có lẫn cả chất phóng xạ.
Các tiêu chuẩn Việt Nam với nguồn nước thải y tế đầu ra
Căn cứ vào QCVN 28:2010/BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường ban hành thì nồng độ hóa chất trong nước thải y tế sau quá trình xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt rõ ràng để tránh gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.
Tiêu chuẩn về nước thải y tế được quy định theo các thông số như:
Chất lượng nước thải – Xác định pH trong nước thải sau khi xử lý.
Xác định BOD nhu cầu oxy hóa sinh học trong nước thải.
Xác định hàm lượng COD – nhu cầu oxy hóa học trong nước thải y tế.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải TSS
Nồng độ các hóa chất độc hại trong nước thải gồm có các loại hóa chất như: sunfua, nitrat, photpho, amoni,…
Xác định các hàm lượng ion trong nước gồm có: Clorua, Florua, Nitrat, Bromua, Nitrat và sunfat hòa tan,…
Các hàm lượng vi sinh vật, vi khuẩn trong nước thải như: coliform, coliform chịu nhiệt và virus e-coli giả định…Tiêu chuẩn này cần được kiểm tra chi tiết, xét nghiệm đánh giá nghiêm ngặt bởi các chuyên gia có thẩm quyền để đánh giá hiệu quả xử lý nước của hệ thống xử lý nước thải y tế. Bởi nếu các loại vi khuẩn này thải ra ngoài môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh trực tiếp cho con người.
Hệ thống xử lý nước thải y tế áp dụng công nghệ nào?
Hiện có nhiều phương pháp xử lý nước thải y tế được áp dụng phổ biến. Mỗi giải pháp xử lý nước thải đều có những ưu nhược điểm riêng và có hiệu quả xử lý nước thải ở từng điều kiện khác nhau.
Phương pháp xử lý nước thải y tế nhỏ giọt
Phương pháp sử dụng vật liệu đệm phân tách nước thải thành nhiều giọt nhỏ tí tách. Trong môi trường có nhiều vi sinh hiếu khí có nhiệm vụ loại bỏ chất hữu cơ trong nước. Vì vậy đây là phương pháp thông dụng dành cho nước thải y tế mức độ vừa và nhỏ như quy mô phòng khám. Công nghệ lọc đơn giản, dễ dàng lắp đặt và có thể vận hành được, tốn ít chi phí và điện năng đầu tư vào hệ thống.
Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AAO
Đây là phương pháp xử lý nước thải y tế bằng cách kết hợp 3 quá trình sinh học kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí nhằm xử lý nước thải y tế có mức độ ô nhiễm cao. Hệ thống xây dựng chiếm ít diện tích, có thể tiêu hao nhiều năng lượng điện và hạn chế phát tán mùi hôi trong nước thải. Chính vì thế phương pháp này được áp dụng cho các quy mô xử lý nước thải bệnh viện lớn.
Xử lý nước thải y tế bằng hồ sinh học ổn định
Hồ sinh học ổn định là phương pháp xử lý nước thải y tế ở mức độ ô nhiễm thấp và trung bình. Hồ sinh học có các vi sinh vật dùng oxy trong nước thải quang hợp và giúp phân hủy chất hữu cơ trong nước. Hồ ổn định sinh học có chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản không tốn nhiều chi phí và thời gian. Tuy nhiên nhược điểm của hồ sinh học là tốn nhiều diện tích xây dựng.
Xử lý nước thải y tế dạng bãi lọc trồng cây
Phương pháp xử lý nước thải y tế bằng bãi lọc trồng cây tương tự như phương pháp hồ sinh học. Cách làm này sử dụng nước thải y tế có nồng độ ô nhiễm thấp như phòng khám vừa và nhỏ. Đặc biệt hơn phương pháp này còn giúp tạo cảnh quan tự nhiên đẹp, thân thiện với môi trường con người hơn.
Với 4 phương pháp xử lý nước thải y tế có hiệu quả cao trên đây để xác định được phương pháp nào phù hợp với môi trường bạn đang quản lý, tiết kiệm chi phí, vận hành tối ưu nhất thì cần xác định đặc trưng nguồn nước thải y tế, công suất xả thải hàng ngày là bao nhiêu, diện tích đất có thể xây dựng bao nhiêu. Từ đó mới bắt đầu thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế. Trường hợp bạn cần tư vấn chi tiết về các thiết bị lắp trong hệ thống xả thải, xử lý nước thải như van công nghiệp, đồng hồ đo nước hãy liên hệ Tuấn Hưng Phát để được tư vấn nhé.