Một hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định, đạt công suất vận hành tốt nhất cần đảm bảo đúng quy trình lắp đặt và yêu cầu thiết kế từ giai đoạn tính toán, thi công… Vậy quá trình lắp đặt hệ thống nước thải cho một công trình cụ thể cần trải qua những giai đoạn nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau:
Giai đoạn tổng hợp thông tin, số liệu nhằm phục vụ công việc tính toán thiết kế
Đây là quy trình đầu tiên giúp thống nhất được các thông số kỹ thuật và thông tin yêu cầu đối với một hệ thống xử lý nước thải. Giai đoạn này cần thực hiện và là bước đầu tiên nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cho hệ thống và giảm thiểu chi phí xây dựng cho hệ thống tối ưu nhất. Qua đó số liệu cần thu thập trước khi lên kế hoạch cho đơn vị cung cấp nước thải gồm có:
Công nghệ mà dây chuyền sản xuất đang sử dụng là gì?
Quy mô dây chuyền sản xuất gồm bao nhiêu? Công suất vận hành hàng ngày như thế nào?
Hóa chất và các nguyên liệu sử dụng thường xuyên trong quá trình sản xuất như thế nào?
Đặc trưng của nước thải đầu vào là gì? các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải đầu ra yêu cầu như thế nào?
Lên bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Từ các số liệu thông tin đã thu thập được thì bộ phận thiết kế kỹ thuật sẽ làm nhiệm vụ tính toán thực với diện tích xây dựng, chiều cao mực nước, mật độ cần thiết đối với bể vi sinh, thời gian lưu nước trong bể là bao lâu để ứng dụng các tỷ lệ C:N:P để ứng dụng trong công nghệ xử lý nước phù hợp nhất khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật 3D. Bản vẽ chi tiết có thể hiển thị đầy đủ các hệ thống máy móc, trang thiết bị, vật tư…
Thi công xây dựng hệ thống xử lý theo bản vẽ thiết kế
Dựa vào bản vẽ thiết kế về mặt bằng và kích thước, các bể xử lý mà bộ phận công nghệ đưa ra, các kỹ sư thiết kế tiến hành thi công phần xây dựng nhằm đảm bảo đáp ứng tất cả các tiêu chí xây dựng đó là đúng kích thước, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động… Ngoài ra còn một số tiêu chí như môi trường thuận lợi cho các khâu xử lý nước tiếp theo.
Thông thường những dự án nào có công suất nhỏ từ dưới 100 m3/ngày.đêm thì phần xây dựng sẽ được hoàn thiện từ khoảng 10 đến 15 ngày.
Lắp đặt máy móc trong hệ thống xử lý nước thải
Các thiết bị, máy móc được chủ đầu tư tập kết, lắp đặt trên hệ thống theo đúng bản vẽ chi tiết của từng bể, ống đấu nối vào nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành hệ thống mà bộ phận kỹ thuật đã lên trước đó.
Giai đoạn lắp đặt này kéo dài từ 7 – 10 ngày tùy thuộc vào diện tích, công suất xử lý hệ thống nước thải.
Giai đoạn vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải
Để đảm bảo quá trình vận hành thực tế diễn ra ổn định, có tính tự động hóa cao thì cần tiến hành vận hành thử nghiệm trước khi đi vào vận hành chính thức. Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải và các nguyên liệu hóa chất, máy móc sẽ được đưa vào hoạt động nhằm kiểm tra tính ổn định, hiệu suất từng thiết bị trong quá trình vận hành. Trong suốt quá trình vận hành nguồn nước thải đầu ra sẽ được kiểm tra phân tích theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia. Quá trình vận hành thử nghiệm thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày.
Giai đoạn bàn giao hoạt động chính thức
Sau quá trình vận hành thử nghiệm, trường hợp hệ thống không có sự cố nào xuất hiện thì tiến hành chuyển sang bàn giao cho đơn vị quản lý. Việc vận hành cần một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản và tuân thủ nghiêm chỉnh những quy tắc an toàn lao động.
Ngoài ra cần kiểm tra, đánh giá chất lượng xử lý môi trường của hệ thống khi thải ra nguồn tiếp nhận thường xuyên nhằm đánh giá thông số kỹ thuật của nước thải. Hơn nữa cần đảm bảo đúng các thông số xử lý theo tiêu chuẩn quy định của luật bảo vệ môi trường hiện hành.
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Đối với hệ thống sử dụng nguồn điện cần lắp đặt tránh điều kiện ẩm ướt, thường xuyên kiểm tra hệ thống tải điện, máy bơm, hệ thống tủ điện và van điều khiển điện khi vận hành.
Thường xuyên kiểm tra các bộ song chắn rác trong các điểm vào và ra ở khu vực nước đưa vào, tránh tắc nghẽn toàn bộ hệ thống xử lý nước.
Kiểm tra bể lắng, bể chứa nước thải, hệ thống van xả bùn trước khi đưa vào hệ thống.
Kiểm tra bùn thải, hệ thống chứa bùn vào hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu vào ổn định nhất.
Kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống với nguồn tiếp nhận, sổ sách ghi chép cụ thể để kịp thời điều chỉnh, xử lý nhanh khi có sự cố xảy ra.
Định kỳ bảo dưỡng, bảo trì các bộ phận máy móc để giúp hệ thống vận hành ổn định, tránh các sự cố tiêu cực có thể xuất hiện. Đặc biệt cần lên lịch vệ sinh bể chứa, vệ sinh đường ống dẫn nước thải, các thiết bị như máy bơm, van công nghiệp nhằm tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và các công việc cần thực hiện. Trong quá trình hoàn thiện cần nhiều công đoạn và yêu cầu người lắp đặt cần làm đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng yêu cầu thiết kế đã được thiết lập trước. Nếu cần tư vấn về van xả, van điều tiết trong hệ thống và cách lắp đặt có thể liên hệ Tuấn Hưng Phát chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.