Hiện nay tình trạng lưu lượng nước thải thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều gây hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe con người. Chính vì thế giải pháp sử dụng hệ thống xử lý nước thải để làm sạch nguồn nước thải là vô cùng cấp thiết. Chi tiết về hệ thống xử lý nước thải là gì? Quy trình xử lý nước thải sẽ được giới thiệu ngay dưới đây.a
Hệ thống xử lý nước thải là gì?
Hệ thống xử lý nước thải tên tiếng Anh là Waste water treatment system là tổ hợp gồm nhiều công nghệ xử lý nước thải đơn lẻ hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Với nhiệm vụ giúp loại bỏ các tạp chất, rác thải, chất hữu cơ, chất lơ lửng nguy hại ra khỏi nguồn nước thải. Từ đó giúp bảo vệ môi trường tránh tình trạng ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe con người.
Thông thường, một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy định sẽ giải quyết được các vấn đề như sau:
- Xử lý, loại bỏ toàn bộ các thành phần gây ô nhiễm, độc hại, đảm bảo nước thải đưa ra môi trường hoặc tái sử dụng đạt chuẩn theo yêu cầu chất lượng của Bộ Tài nguyên và môi trường.
- Dễ dàng nâng cấp khi có thay đổi về chỉ số, quy định và chất lượng của nguồn nước thải đầu ra.
- Tối ưu nhất chi phí đầu tư xây dựng và vận hành nhưng vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu, chỉ số và chất lượng về nguồn nước thải.
- Có thể thêm các loại hóa chất xử lý nước thải để nâng cao hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian tùy vào từng loại nước thải.
Quy trình xử lý nước thải thông dụng nhất hiện nay
Về quy trình xử lý nước thải, mỗi loại nước thải có nguồn gốc khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh hoạt… sẽ có những quy trình, công đoạn xử lý khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản đều gồm 3 công đoạn là xử lý vật lý, xử lý hóa học, xử lý sinh học. Cụ thể như sau:
Xử lý cơ học, vật lý
Đầu tiên, nguồn nước thải sẽ được thu về bể thu gom, tại đây sẽ có các song chắn rác để giữ lại các tạp chất, rác thải thô có kích cỡ lớn. Đồng thời còn có các thiết bị để đo nồng độ pH, SS của nước thải đầu vào nên được xem là khâu xử lý quan trọng quyết định đến 99% hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải.
Tiếp theo, nước thải sau khi đi qua song chắn rác từ bể thu gom sẽ đi qua lọc rác tinh để loại bó các phần tử rác có kích cỡ từ 0.75mm trở lên. Sau đó đưa đến bể tách dầu mỡ để tách các phần từ dầu lẫn trong nước thải nhờ hệ thống máng gạt. Tiếp đến lượng nước thải sau xử lý này sẽ được đưa đến bể điều hòa, còn lượng dầu mỡ thu gom sẽ đưa về bể chứa dầu.
Xử lý hóa học
Giai đoạn xử lý hóa học trong quy trình xử lý nước thải sẽ gồm 3 công đoạn chính là trung hòa, keo tụ và tạo bông. Cụ thể:
Trung hòa: Một số loại nước thải có nồng độ pH không ổn định thì cần trung hòa bằng các loại hóa chất như NaOH hoặc H2SO4 đẻ trung hóa trước khi đưa vào các công đoạn xử lý khác. Tại đây sẽ có các thiết bị điều khiển và bơm định lượng được lắp đặt để thực hiện công đoạn này.
Keo tụ: Là quá trình thêm các hóa chất như phèn hoặc polyaluminum clorua vào để loại bỏ các chất lơ lửng rắn và các tạp chất ô nhiễm có trong nước thải. Thông thường sẽ sử dụng 1 hoặc 2 chất phản ứng hóa học để thực hiện nhờ vào quá trình lắng và keo tụ, các hạt nặng sẽ chìm xuống.
Tạo bông: Thêm dung dịch Polymer vào hệ thống để tạo thành các cầu nối giữa các bông cặn nhỏ để tạo thành các bông cặn lớn. Sau đó nước thải sẽ chứa các bông bùn và cần sử dụng quá trình lắng để tách các bông bùn này ra khỏi nước.
Xử lý sinh học
Quy trình xử lý sinh học về cơ bản là sử dụng các loại vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải như: H2S, Sunfit, Ammonia, Nito… Hiểu đơn giản hơn, các loại vi sinh vật đó sẽ dùng các chất có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ vận hành, chi phí đầu tư ít, thân thiện với môi trường và hiệu suất xử lý cao. Tuy nhiên, với mỗi loại vi sinh vật: hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí sẽ gồm nhiều bước xử lý khác nhau vì điều kiện môi trường sống của chúng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ với vi sinh vật thiếu khí cần bơm sục để tạo oxy cho chúng phát triển.
Lọc và khử trùng
Bước kế tiếp sau khi trải qua các khâu xử lý vật lý, hóa học, sinh học là lọc để loại bỏ các tạp chất còn sót lại. Cuối cùng là đưa vào khử trùng để loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn và đưa ra ngoài môi trường.
Kết thúc quy trình xử lý nước thải
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cơ bản để giải đáp câu hỏi hệ thống xử lý nước thải là gì? Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích giúp cho các doanh nghiệp, đơn vị áp dụng vào thực tế để xây dựng hệ thống xử lý nước thải góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người cũng như sự phát triển của xã hội.