Van bướm là gì? Butterfly valve | Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Van bướm là gì ?

Van bướm là gì? Butterfly valve – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1. Định nghĩa van bướm

Van bướm có tên tiếng anh là Butterfly Valve, đây là thiết bị được gắn vào hệ thống đường ống có chức năng sử dụng để điều tiết lưu chất đi qua van. Van bướm thường có kích thước lớn và dùng cho các đường ống từ 40A – 500A. Đặc biệt cánh bướm tại  cửa van có thể xoay 90 độ đóng/mở hoàn toàn hoặc theo gốc độ khác nhau.

Van bướm tay gạt DN50 DN150 Wonil Hàn Quốc

Việc vận hành van bướm khá là dễ dàng, chung ta dùng tay gạt, tay quay hay còn gọi là vô lăng tác động trực tiếp xuống phần đĩa van có thể quay 90 độ trong phạm vi của gioăng làm kín bằng cao hoặc tép lông. Bình thường thì van sẽ mở/đong hoàn toàn đía van nằm song song với trục chính giữa. Tùy vào nhu cầu người sử dụng có thể điều chỉnh góc độ mở đến 45 độ nằm vuông góc với trục van.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van bướm

a. Cấu tạo van bướm

cấu tạo van bướm
cấu tạo van bướm

*Van bướm bao gồm các bộ phận chính:

– Thân van:

+ Thân van bướm là một vong kim loại đúc nguyên khối từ Inox, nhựa, gang. Được cố định các lỗ để siết bu lông, ốc, với bề mặt cửa đường ống.

– Đĩa van:

+ Đĩa van hay còn được gọi là cánh van, cánh bướm được đúc nguyên khối từ gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa. Đĩa van là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, nơi chịu áp lực ma sát tác động cảu van. Đĩa van có thể xoay mở ở nhiều góc độ trong phạm vi gioăng làm kín.

– Bộ phận làm kín:

+ Bộ phận làm kín ở đây được biết là Gioăng làm kín được làm từ cao su, tép lông, PDEM, TEFLON.

– Các bộ phận khác:

+ Bao gồm tay quay, tay gạt, vô lăng nhưng bộ phân đóng/mở trực tiếp tác động lên các bộ phận trục van, bánh răng định hướng, bulong v…vvv

*Mời quý khách tham khảo qua video sau:

b. Nguyên lý hoạt động van bướm

Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.
– Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
– Đường kính của 2 đường ống lắp Van Bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.
– Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)
– Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng
– Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa  mặt bích và van
– Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van
– Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.
– Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang

3. Phân loại van bướm

a. Phân loại van bướm theo chức năng

Van bướm tay gạt
Van bướm tay quay
– Van bướm tay quay

Thân van bướm điều khiển khí nén - điện Wonil Hàn Quốc

b. Phân loại van bướm điều khiển

Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển điện

van bướm đóng mở điện
van bướm đóng mở điện
Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính
Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính

c. Phân loại van bướm theo vật liệu

– Van bướm gang
Van bướm Inox
Van bướm nhựa
– Van bướm thép

Van bướm tay gạt tay quay toàn thân inox
Van bướm tay gạt tay quay toàn thân inox

d. Phân loại theo Xuất xứ

– Van bướm Đài Loan ( TaiWan)
– Van bướm Hàn Quốc ( Korea)
– Van bướm Thổ Nhĩ Kỳ ( Turkey)
– Van bướm Malaysia ( Malaysian)
– Van bướm Nhật Bản ( Japan)
– Van bướm Ý ( Ytaly)
– Van bướm Thụy Sĩ ( Switzerland)
– Van bướm Trung Quốc ( China)

Van bướm tay gạt DN50 DN150 Wonil Hàn Quốc
Van bướm tay gạt DN50 DN150 Wonil Hàn Quốc

e. Phân loại theo hãng sản xuất

Van bướm Wonil
– Van bướm Sanwoo
– Van bướm AUT
– Van bướm Emico

Van bướm Wonil Hàn Quốc
Van bướm Wonil Hàn Quốc

4. Bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Trong quá trình vận hành sẽ khó tránh khỏi việc bụi hay những chất khác bám vào gây khó khăn cho hệ thống. Do đó để quá trình hoạt động không bị gián đoạn chúng ta nên bảo trì Van Nhập Khẩu khuyên bạn ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Bên cạnh đó người trực tiếp vận hành cần lưu ý:

– Giữ sạch và bôi trơn phần cần van lộ ra ngoài một số loại van yêu cầu cần phải bôi trơn cả phía trong

– Đối với các van vận hành thường xuyên thì sau khoảng thời gian từ 2-3 năm sử dụng nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận bên trong van như: đĩa van, tấm đệm có đảm bảo độ kín khít làm việc hay không , nếu không còn đảm bảo thì ta nên có phương án thay thế ngay để tránh các hậu quả sau này khi sử dụng.

– Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15°-75°.

– Van bướm là van có thể dùng để đìêu tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng van bướm có cơ cấu gài góc độ mở.

– Tiến hành bảo dưỡng bảo trì theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Với khuyến cáo của nhà sản xuất thì cứ đến 1 khoảng thời gian nhất định khi sử dụng van, chúng ta bắt buộc phải bảo dưỡng, làm vệ sinh và tiến hành thay van bướm thế nếu theo thông tin của nhà sản xuất có yêu cầu. Đây được xem như là một cách thức bảo dưỡng tiêu chuẩn, phương pháp này được quản lí bằng phần mềm trên máy vi tính, nên thường áp dụng cho các xí nghiệp qui mô lớn, có xưởng bảo dưỡng riêng. Tất nhiên, cách này tốn kém hơn các phương thức bảo trì, bảo dưỡng khác nhưng chúng ta lại chủ động được lịch trình sản xuất hơn.

4.9/5 - (13 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *