Ô nhiễm môi trường là gì? Các loại ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là gì? Các loại ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là thực trạng nguồn nước, đất, không khí, hệ sinh thái của con người và động vật bị nhiễm bẩn. Chính vì thế trong quá trình sản xuất và sinh sống hàng ngày con người luôn đề cao tiêu chí bảo vệ và gìn giữ môi trường sống chính là bảo vệ sức khỏe con người chúng ta. Vậy thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào? Các biện pháp bảo vệ môi trường nào đang được áp dụng hiệu quả.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường hiểu đơn giản nhất đó là hệ sinh thái tự nhiên xung quanh con người đang bị nhiễm bẩn không còn trong lành nữa. Môi trường bị ô nhiễm có thể dẫn đến tình trạng biến đổi vật lý, hóa học, sinh học và gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới hệ sinh thái của con người và động vật. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do tác động sản xuất của con người và hoạt động sống.

Các loại ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có nhiều nguyên nhân, nó bao trùm toàn bộ lên hệ sinh thái của con người và động vật. Hiện tại con người đang đối diện với 7 loại ô nhiễm môi trường như:

Ô nhiễm môi trường không khí

Đây là mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới bởi không khí có lợi cho sự sống con người đang sụt giảm nghiêm trọng, bụi mịn, khói đang gia tăng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp như phổi, phế quản,… Ngoài ra còn có các cơn mưa đá, mưa axit phá hủy rừng, mùa màng của con người.

Ô nhiễm môi trường nước

Sau môi trường không khí là ô nhiễm môi trường nước đang dấy lên nguy cơ đáng báo động với nhiều chất độc lạ gây hại đến đường tiêu hóa của con người và sinh vật. Thêm vào đó nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến tình trạng ô nhiễm đất đai trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nhưng đa số là ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của con người tại các khu công nghiệp, thành phố lớn.

Ô nhiễm môi trường đất

Hiện tại ô nhiễm môi trường đất đang khiến nguồn đất nền trên bề mặt bị suy thoái. Điều này khiến cây cối, hệ sinh vật đất không thể sinh sống và phát triển được. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm đất là do hoạt động sử dụng thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các tình trạng phá rừng, xói mòn đất…Tại Việt Nam tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, đô thị hóa khiến dân số tăng cao, đất đai bị thu hẹp và trở nên suy thoái nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường ánh sáng

Ô nhiễm môi trường ánh sáng gây tiêu tốn nhiều tài nguyên khác làm rối loạn giấc ngủ của con người. Cụ thể ô nhiễm môi trường ánh sáng là khi con người lạm dụng nguồn ánh sáng nhân tạo từ điện, điển hình từ các thành phố lớn.

Ô nhiễm môi trường tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường tiếng ồn là tình trạng tiếng ồn gây khó chịu cho con người và động vật bất kể ngày đêm. Tiếng ồn xuất phát từ hoạt động sản xuất xí nghiệp, từ phương tiện giao thông, công trình xây dựng ngoài trời. Chúng gây ảnh hưởng đến giờ làm việc, nghỉ ngơi của con người. Với động vật ô nhiễm tiếng ồn làm giảm khả năng săn mồi, gây hệ lụy nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường tầm nhìn

Ô nhiễm tầm nhìn gây cản trở hoạt động di chuyển và xây dựng ở những công trình nhà ở cao tầng. Sương mù trở nên dày đặc kéo theo bụi mịn gây khó chịu cho con người khi tham gia giao thông và sản xuất.

Ô nhiễm môi trường nhiệt

Ô nhiễm môi trường nhiệt là tình trạng nhiệt độ nước bị thay đổi, giảm sút chất lượng. Khi mực nước càng dâng cao thì tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn gây ra thay đổi nhiệt độ cao hơn. Ô nhiễm nhiệt gây ra bởi các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất của con người.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do con người, do động vật. Tuy nhiên nguyên nhân gây ô nhiễm được chia làm các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khách quan: Nguyên nhân được gây ra bởi những yếu tố bên ngoài, diễn ra trong tự nhiên từ các hoạt động động đất, mưa bão, lũ lụt, hạn hán gây ra.

Yếu tố chủ quan: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ quan có thể đến từ các hoạt động sản xuất của con người như hoạt động sinh sống, sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…

Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết cần được xử lý nhanh chóng bởi nếu để nó gia tăng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên biện pháp khắc phục hiệu quả không phải là việc đơn giản mà đòi hỏi sự kết hợp của nhiều đơn vị, tổ chức, quốc gia…

Các biện pháp chính giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang được áp dụng gồm có:

Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước.

Phân loại rác tại nguồn và không xả rác bừa bãi.

Hạn chế việc sử dụng các loại nhựa, chế phẩm từ nhựa, các loại túi nilon khó tiêu hủy.

Áp dụng các biện pháp xử lý rác thải khoa học, hiệu quả.

Tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng, điện, ưu tiên sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng tự nhiên.

Sử dụng các sản phẩm phân bón từ thực vật hữu cơ, hạn chế các tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nguồn đất, nước.

Phủ xanh đất trống đồi trọc, tích cực trồng rừng để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.

Đầu tư nhiều thiết bị hiện đại trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các vị trí ô nhiễm môi trường có sai phạm liên tục để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống ô nhiễm, bảo vệ, xử phạt vi phạm về môi trường.

Tích cực tuyên truyền người dân về các hành vi bảo vệ môi trường.

Với các nguồn ô nhiễm từ chất thải, nước thải của nhà máy, khu đô thị, nhà hàng khách sạn thì cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải triệt để nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng trầm trọng được chia làm 2 khu vực cụ thể như:

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố lớn: Tại Việt Nam đặc biệt trong các thành phố lớn thực trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước sạch đang trở nên nghiêm trọng hơn. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đang gia tăng nhanh chóng khiến lượng nước thải ra thoát ra môi trường ngày càng nhiều, nguồn nước sạch ngày càng ít đi. Hơn nữa số lượng người đông còn khiến các phương tiện giao thông lưu thông nhiều hơn khiến tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt tăng cao. Tình trạng ô nhiễm này được thể hiện nhiều nhất tại các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Dương…

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn: Với thực trạng 76% dân số sinh sống ở nông thôn có cơ sở lạc hậu, con người chăn nuôi gia súc gia cầm không xử lý nguồn thải gây ảnh hưởng chất lượng nguồn đất, nước, khiến ô nhiễm nước về mặt hữu cơ và vi sinh tăng cao hơn. Đặc biệt với thực trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật còn khiến nguồn đất, nước, không khí ảnh hưởng lớn, gây nguy hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng cách còn khiến lượng dư chất lắng xuống ao hồ làm hệ vi sinh vật chết và gây ra hiện tượng thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển.

Theo điều 6 luật bảo vệ môi trường 2020 có nhiều quy định nghiêm cấm nhằm bảo vệ môi trường gồm có:

Không vận chuyển chôn lấp chất thải rắn, chất thải nguy hại ra ngoài môi trường.

Không xả thải trực tiếp nguồn nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.

Nghiêm cấm phát tán chất độc, virus ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe con người, sinh vật và hệ sinh thái tự nhiên.

Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, độ rung không vượt mức cho phép về tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, không xả thải khói, bụi, mùi độc hại vào không khí.

Cấm nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh các chất thải từ nước ngoài vào Việt Nam dưới mọi hình thức.

Nghiêm cấm các hình thức che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường làm sai lệch thông tin gây hậu quả xấu tới môi trường.

Không tham gia phá hoại, xâm chiếm các công trình, thiết bị được xây dựng bảo vệ môi trường.

Không lợi dụng chức quyền để làm trái quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Quy định về bảo vệ môi trường trước nguy cơ ô nhiễm

Các quy định về bảo vệ môi trường đều được quy định tại luật bảo vệ môi trường năm 2020

Quy định bảo vệ môi trường nước mặt:

Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nguồn nước mặt, nước trầm tích, nguồn nước thủy sinh cần được theo dõi đánh giá chất lượng, khả năng chịu tải môi trường.

Môi trường nước ngầm:

Theo Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nguồn nước ngầm cần thường xuyên quan trắc, đánh giá để có những biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời tránh làm giảm các sự cố ô nhiễm, suy giảm mực nước.

Luật bảo vệ môi trường đất

Căn cứ Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cần bảo vệ môi trường đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch đầu tư dự án, các hoạt động sử dụng đất cần có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái.

Luật bảo vệ môi trường không khí

Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 các tổ chức cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất xả bụi ra ngoài môi trường cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Những quốc gia có tình trạng ô nhiễm môi trường cao nhất thế giới

Mỹ: Là một cường quốc về kinh tế, chính trị của thế giới, song Mỹ cũng là nơi phát thải CO2 lớn nhất thế giới và thủ phạm số 1 gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nguồn nước. Mỹ gây ra 55% tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí,

Brazil: Là quốc gia gặp khó khăn với nền kinh tế nhưng lại có khí thải nhà kính cực lớn. Hơn nữa vấn đề này còn gia tăng khi nạn phá rừng ngày càng tăng cao và trở thành nước ô nhiễm môi trường cao nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do Brazil sử dụng nhiều ethanol, ngoài ra còn do tình trạng mở rộng nhà máy nhiệt điện tăng cao khiến ô nhiễm đất nước, không khí trở nên trầm trọng hơn.

Trung Quốc cũng là nơi có nguồn không khí tệ hại khi bị mất kiểm soát khí thải. Bởi nền kinh tế bùng nổ khiến lượng chất thải hóa học và các vụ hóa học tràn lan vào đất, nước không khí. Trung Quốc đã vượt Mỹ về lượng phát thải CO2 trong vài năm gần đây. Hiện nay Trung Quốc đã phát đi tình trạng báo động đỏ về mức ô nhiễm môi trường.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam và thế giới. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đang gây ra là gì? Từ đó đưa ra các phương án bảo vệ môi trường sống và sức khỏe bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *