Điện áp là gì? Dòng điện là gì?

Điện áp là gì, dòng điện là gì? Đây là khái niệm định lượng cơ bản của mạch điện được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Chúng cho phép xác định trạng thái về điện ở những thời điểm, bộ phận khác nhau vào từng thời điểm khác nhau của mạch điện.

Có nhiều người thường nói điện áp và dòng điện là giống nhau nhưng thực chất chúng khác nhau hoàn toàn và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết về điện áp và dòng điện xem có gì khác biệt ngay dưới đây nhé.

Nguồn điện áp là gì? Dòng điện là gì?

Đầu tiên là nguồn điện áp và công thức tính điện áp thường dùng hiện nay như thế nào?

Điện áp là gì?

Điện áp hay còn được gọi là hiệu điện thế là tỷ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp.

Ví dụ trong bảng điện nhà bạn có dòng điện thế 220v và dưới đất có điện thế nguồn là 0v thì chúng ta có thể đo trực tiếp từ bảng điện xuống đất sẽ được dòng điện là 220V. Hay ở bảng điện A xuống bảng điện B sẽ được điện áp là 40v.

Một cách tổng quan hơn là nguồn điện áp giữa 2 điểm A và B của mạch điện được xác định bởi công thức tính toán sau: UAB = VA – VB = -UBA

Với VA và VB là nguồn điện thế của A và B so với điểm gốc nối đất.

Khái niệm về dòng điện là gì?

Dòng điện hay còn gọi là cường độ dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích âm và dương. Dòng điện chỉ sinh ra khi và chỉ khi có đầy đủ các yếu tố như:

Nguồn điện đầu vào, hiệu điện thế

Dây dẫn điện.

Phụ tải và vật liệu tiêu thụ nguồn điện

Dòng điện được đo bằng thiết bị ampe kế có đơn vị là A trong mạch điện và đây cũng là nguồn dòng điện của nguồn điện cung cấp. Chính vì thế người ta luôn mắc vôn kế và ampe kế khác biệt nhau hoàn toàn.

Ampe kế mắc nối tiếp với nguồn phụ tải còn vôn kế được mắc song song với nguồn điện.

Nếu trường hợp trong mạch điện chỉ có dây dẫn và nguồn điện thì mắc thêm ampe kế thành 1 mạch kín thì trong vài giây hoạt động các thiết bị của bạn sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng.

Vì thế mà có vài nguồn nhận xét dưới đây:

Nguồn điện áp được đo giữa 2 điểm khác nhau của mạch điện trường hợp dòng điện xác định được tại một điểm của mạch điện.

Để bảo toàn điện tích trong nguồn dây dẫn thì tổng các giá trị dòng điện đi vào 1 điểm của mạch luôn bằng tổng các giá trị dòng điện đi ra khỏi điểm đó nên trên một đoạn mạch chỉ có các phần tử nối tiếp nhau thì dòng điện tại mọi vị trí là giống nhau hoàn toàn.

Nguồn điện áp giữa 2 điểm A và điểm B của mạch là khác nhau hoàn toàn. Nếu đo theo mọi nhanh bất kì có điện trở khác thì nối giữa A và B là giống nhau và bằng UAB. Nghĩa là điện áp giữa 2 đầu của nhiều phần tử hay nhiều nhánh nối song song với nhau là luôn bằng nhau.

Sự khác nhau giữa điện áp và dòng điện là gì?

Điện áp là hiệu điện thế của 2 điểm trong điện trường. Điện áp xảy ra do sự tồn tại của các nguồn điện tích khác.

Hơn nữa điện áp tồn tại được mà không cần phụ thuộc vào dòng điện ví dụ ở trong pin. Ngoài ra điện áp được đo bằng Volts và nó luôn được đo với một điểm khác biệt. Vì vậy nên việc đo điện áp dễ dàng không bị đứt mạch để đặt trong các cực đo.

Còn dòng điện là sự chuyển động giữa các điện tích với nhau dưới sự chênh lệch của thế năng trong điện trường. Dòng điện được tạo ra dưới sự chuyển động của các điện tích và không có dòng điện với những điện tích tĩnh.

Dòng điện luôn phụ thuộc nhiều vào nguồn điện áp bởi vì dòng điện tích không thể xảy ra nếu không có sự chênh lệch điện thế. Đồng thời dòng điện được đo bằng Ampe và được đo thông qua một nguồn dây dẫn. Với việc đo dòng điện khó hơn bởi dây dẫn phải bị dứt nhằm để đặt các đầu nối đo, hoặc sử dụng các ampe kế để kẹp tinh vi hơn.

Vậy là chúng ta đã biết được điện áp là gì, dòng điện là gì rồi đúng không. Với các đặc điểm cơ bản và công thức tính toán điện áp, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn điện áp và ứng dụng chúng vào thực tiễn hiệu quả nhất.

Xem thêm về tin tức về điện tại: Hệ thống điện

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *